Vào năm 1941, tôi ở Huế, sinh nhai bằng nghề gõ đầu trẻ. Nhưng cũng vì tôi giảng về môn sử-ký và địa-lý nên tôi phải khảo cứu và dẫn anh em học sinh đi học tại chỗ.
Có một vấn đề sử học đặt ra, ấy là Lăng Hoàng-Đế Quang-Trung ở đâu? Sử ghi rằng Ngài an táng ở phía tây Kinh-Thành (Huế) ở trong miền núi. Tôi đã đi tìm Lăng Ngài, bản đồ tỷ-lệ 1/100.000 ở tay, với viễn kính và địa bàn. Sở dĩ tôi đi tìm Lăng Ngài Quang-Trung là do Cha Cadière, một nhà khảo cứu, đã bảo tôi, đại khái như sau này. Cha nói bằng tiếng Pháp:
” Le tombeau de Nguyễn-Huê . est dans la région montagneuse, a l’Ouest de Huẹ Cherchez le et vous en ferez une étude“.
Dịch ra tiếng Việt như sau:
” Lăng Nguyễn-Huê . ở trong miền núi, phía Tây thành phố Huế. Ông hãy đi tìm Lăng ấy đi và ông sẽ khảo cứu”.
Sở dĩ Cha bảo tôi như thế là vì tôi là nhân-viên Đô-Thành Huế Cổ xã (Association des Amis du Vieux Hue) mà Cha thời là Chủ Bút tập kỷ-yếu của học hội này.
Vốn là người từng trèo núi, tôi ra đi, bị gậy và con chó lên đường.
Cả một cuộc hành trình!
Tôi từ dốc Bến Ngự đi lên đường Nam-Giao, theo đường Lăng Khải-định.
Mặt đất dần dần caọ Miền núi trước mặt. Làng mạc lơ thơ.
Tới Lăng Khải-Định, tôi ngồi nghỉ. Tôi nhìn trên bản-đồ và đánh dấu địa điểm.
Trước mặt qua một cái khe là một dẫy đồi.Tôi xuống khe và trèo lên đồi.Đồi chất đá là thứ đất xét rắn (schisto-greseux) mà các đồi song song chạy với nhau (relief appalachien) .Có một thứ cây mọc ấy là cây chổi sể (bruyère).Đứng trên đồi cao, nhìn về phía Tây Bắc thấy một thung lũng. Rồi núi non trùng trùng điệp điệp.Không có một làng xóm nào cả.Viễn kính chiếu xa. Tôi đã nản.Vì đi từ sáng sớm, mười một mười hai giờ mới tới đỉnh đồi này.Trèo đã mệt.Con khuyển chạy cũng đã mệt. Thầy trò ngồi ăn.
.Rồi chúng tôi cứ theo đỉnh đồi mà đi, từ đồi này sang đồi khác. Cây chổi sể hồi đó ra hoa, không khí thơm phưng phức.
Cây chổi sể mọc cao đến bụng.Viễn-kính ở tay, tôi nhìn tứ phía.
Dãy đồi này không khác gì dãy núi Tiên-du ở Bắc-ninh.Ở trên dãy đồi này mà nhìn, vừa đi vừa nhìn qua viễn-kính.Rồi tôi nhìn thấy, ở trong một thung lũng, một cái thành.
Tôi tự bảo: Xuống xem.Hồi đó tôi còn trẻ và có sức.
Tính phỏng thời từ ngọn đồi mà xuống tới nơi, độ 3 cây số, nhưng mà phải lên lên xuống xuống, mà không có đường mòn.
Trời đã quá ngọ rồi.Tôi và con khuyển lần mò tới cái thành đó. Nếu tôi không đem theo địa bàn thời nhất định là bị lạc.Chúng tôi tới sát thành, sau khi đi qua một vùng toàn lau sậy.
Thực là một sự lạ.Trong đời tôi, tôi đi cũng đã nhiều nơi, bây giờ nhớ lại, tôi mới biết rằng hôm đó tôi đã làm một công việc theo bổn phận nhà nghề của mình… và có kết quả.Tôi tin chắc đây là Lăng Hoàng-đế Quang-Trung.
Tôi loanh quanh luẩn quẩn, quan sát, suy nghĩ, trèo lên mấy ngọn đồi trên, lấy dây to đo, xụt xuống dưới, tới chỗ một cái khe cạn vì mùa mưa đã hết.Trời tà, khí núi bốc, mây xám, mưa phùn, một làn gió nhẹ.Tôi vỗ con khuyển ra về. Con khuyển nhớ đường đi nên nó dẫn tôi về tới nhà, quá tối mịt. Miền này có hổ !
Sau hôm đó đến quá nửa tháng vì phải để thời giờ suy nghĩ và tìm tài liệu, tôi rủ anh em học sinh lớp Đệ Nhị, Đệ Nhất ở trường Khải-Định cùng đi học với tôi.Tôi bảo là đi học địa lý thiên nhiên. Độ vài ba chục anh thích đi.
Chúng tôi vừa đi vừa quan sát các đá, ở hai bên dọc đường. Đá mài (gres), đất sét rắn (schiste), đá vôi già (calcaire primaire phisse’). Quá Lăng Khải-Định, chỉ mấy ngọn đồi và tôi bảo anh em học trò trèo lên đấy, nghỉ, rồi về.
. . . . .
Trèo lên đồi, sau khi đi qua khe, chúng tôi ngồi nghỉ chia nhau thức ăn.Tôi đã đánh dấu chỗ nhìn rồi.Tôi đưa viễn kính cho các anh nhìn và tôi bảo :” Lạ thật, có cái gì đằng kia, ở giữa miền núi “.Anh nói thế này, anh nói thế nọ.
– Một cái thành?
– Một cái mộ cổ?
– Sao lại có thành ở đây được?
– Sao lại có mộ ở đây được?
– Chúng ta xuống xem !
. . . . .
Tôi vội can thiệp:
– Các anh muốn xuống thời xuống, tôi chờ ở đỉnh đồi này. Nhưng nhìn kỹ phương hướng, kẻo mà lạc.
Các anh thanh niên chia nhau từng lớp mà đị.Tôi lấy viễn kính theo dõi họ./Mục đích của tôi là để cho họ đi trước, để cho họ bàn với nhau, cùng họ được hưởng thú trèo núi. Rồi tôi và vài anh em đi theo saụ.
Tới nơi, tôi thấy các anh em, kẻ ở chỗ nầy người ở chỗ khác, kẻ ở dưới đất, người ngồi trên tường thành.Lần trước tôi đi, có một mình, không leo được lên mặt thành. Lần nầy, nhờ hai anh em công kênh, tôi lên được mặt thành và ngồi, lấy viễn kính nhìn kỹ.Để cho các anh em bàn tán lao xao, rồi tôi lại nhờ hai anh em cho tôi xuống đất.Rồi chúng tôi nói chuyện.Đại để câu chuyện như sau này:Tôi : Lạ nhỉ, tại sao ở miền núi hoang vu như thế nầy lại là một cái thành? Một anh : Thành này kiểu lạ, có ba thành hình tròn ôm lấy nhaụ Ba cửa mở theo một hướng.Tôi : Sau cửa mở vào, có một cái bia tọ Bia nầy bằng đá dày, rắn lắm. Anh nào khá chữ Hán thử cố đọc mà xem. Mấy anh xúm xít lại đọc. Họ lấy khăn tay chùi biạ Họ chẳng đọc được chữ gì cả.
Một anh : Bia này mòn.
Tôi : Anh nhìn kỹ đị Bia này không có thể mòn được một cách nhanh chóng vì chất đá rắn lắm. Anh nhìn kỹ xem. Các chữ khắc sâu ở trong bia đã bị các nhát búa rập đị
Vết các nhát búa đó hãy còn, tuy bia ở ngoái trời, chịu mưa, chịu nắng không biết đã từ bao nhiêu năm rồi.
Dựa vào bia, nhìn vào giữa thành thứ ba, anh thấy một cái mộ to. Mộ này xây bằng vôi mật, còn ba thành đều xây bằng đá ong.
Mộ này phải là mộ của ông quan to, thuộc triều đại nào không biết.
Các anh xem kỹ mộ đị
. . . . .
Tôi cầm búa đập chan chát vào mộ. Búa chỉ nẩy ra mà thôi. ( Nguyên là đi học địa lý, bao giờ chúng tôi cũng phải giắt`một cái búa dài để đập đá ).
Tôi chỉ một lỗ hổng trong mộ. Lỗ hổng này nhỏ. Vì bị đất chung quanh dần dần lấp đị Lỗ hổng này đã phải to, đủ cho người chui vào, và vào sâu, để đào, đào sâu.
Đào để làm gì ?
Phải chăng để lấy của trong áo quan ?
Phải chăng để lấy xương ?
Một anh : Chắc để lấy của.
Tôi : Các anh suy nghĩ đị
Đã phải có một sự liên lạc giữa cái bia bị búa rập chữ và cái hố đào nầy. Rập bia để khiến cho hậu thế không đọc được.
Một anh : Đây chắc là một ông quan khi sống độc ác, có kẻ thù: kẻ này chờ sau khi ông ấy chết bèn rập bia đào mộ.
Tôi : Gần Huế, ở các xã An-ninh, Nguyệt-biê ?u, Kim-long có biết bao nhiêu mộ tọ Có mộ mà bia bị chìm
xuống đất. Nhưng chỉ thuộc về 2 kiểu. Một thuộc về đời nhà Tây-Sơn. Một kiểu thuộc về đời nhà Nguyễn.
Đây là một mộ to, có ba thành bằng đá ong bao bọc. Chung quanh thành ngoài, như các anh đã đứng trên mặt thành mà nhìn, thời là các ngọn núi, chạy vòng quanh với nhau, ôm lấy ba cái thành, nghĩa là cái mộ ở giữa một cái vùng hình lòng chảo vì chất đá mềm đã bị suối đào (cuvette d’erosion).
Nói tóm lại, lối kiến-trúc hùng vĩ trong một khung cảnh đặc biệt của thiên nhiên, cái bia chữ thật to, bị rập và cái mộ bị đào, ba chi tiết nầy khiến tôi nghĩ rằng đây là một ông quan thường, dù là Nhất Phẩm, Văn hay Võ.
. . . . .
Các anh em suy nghĩ đi.
. . . . .
Một lúc lâu tôi mới trả lời : Đây là Lăng Hoàng-đế Quang-Trung !
Chúng ta hôm nay đến cung chiêm Lăng Ngài.
Bây giờ tôi nói các anh rõ. Tôi đã tới đây một lần. Hôm nay đến lượt tôi dẫn các anh lại đây…
1.- Bia của Ngài đã bị Hoàng-đế Gia-Long cho đập.
2.- Tẩm của Ngài đã bị đào. Hài cốt đem về cho vào một cái chum, có xích xiềng, để ở dưới khám đường ở Huế.
3.- Nhưng Ngọc-Hân Công-chúa, con gái vua Lê và là Hoàng-Hậu hay Quí-phi của Hoàng-đế Quang-Trung được tha tội chết và được tuyển vào hầu hạ Hoàng-đế Gia-Long ở trong cung…
Các anh muốn biết công của Hoàng-đế Quang-Trung với dân tộc như thế nào, sau này, các anh học sẽ biết…
Trời đã tà, anh em chúng tôi đi hàng một vạch lau mà về…
Thỉnh thoảng có anh quay lại, đứng nhìn lăng Ngài…Chúng tôi im lặng mà về.
Sau cuộc cung chiêm lần thứ hai nầy, cùng với anh em, tôi không có dịp quay lại lăng Ngài nữa.
Các ảnh của tôi đã chụp, đã bị mất !
Vào năm 1952, tôi đã có dịp trở lại Huế, nhưng đã không có phương tiện để lại cung chiêm lăng Ngài.
Bây giờ, tôi chắc rằng lau mọc trên mặt thành vẫn nhiều, bông phất phơ trước gió. Đứng trên ngọn đồi dài mà lấy viễn kính nhìn thời thấy thực là đẹp.
Chung quanh lăng, chắc toàn là lau sậy, cỏ ranh hay nếu có cây dại mọc thời cũng chỉ là mới đây.
Oái oăm thay, ở gần chỗ mà tẩm Ngài bị đào, tôi có thấy một cái mộ con, không có bia Mộ nầy, tôi đã hỏi ra, là một một thường dân ở gần đấy, đem an táng để mong được phước.
Trong mùa mưa, nước ở trên núi đổ về phía sau Lăng và chảy vòng quanh. Đến phía cửa Lăng thời tụ lại và chảy theo một cái khe.
Nhà Nguyễn đã thu thập để hủy tất cả sử liệu về nhà Tây-Sơn, cũng như đã rập bia, đào mả…
Bây giờ, chúng ta nhớ tới lăng Hoàng-Đế Quang-Trung.
[Quốc-Sử Tạp Lục” mục Danh-Nhân Lịch-Sử của Cố G.S. Nguyễn-Thiệu-Lâu (1916-1967) ]