Dương Xuân Cương (Gò Dương Xuân)

Phủ Dương Xuân to lớn và quan trọng đối với các chúa Nguyễn chỉ sau Đô thành Phú Xuân mà thôi. Thế nhưng trong Đại Nam Nhất Thống Chí đời Tự Đức cũng như đời Duy Tân đều không viết. May sao khi viết về Gò Dương Xuân thì hai bộ địa lý lịch sử trên đều có nhắc đến Phủ Dương Xuân. Xin phóng ảnh nguyên văn trong Đại Nam Nhất Thống Chí đời Duy Tân:

ĐNNTC, Thừa Thiên Phủ, tập thượng, Dương Xuân Cương, tr. 26b

        Phan Đăng phiên âm:  Dương Xuân Cương. Tại huyện Tây bắc thập ngũ lý, cương thế bình quảng, khởi phục la liệt, diên đáng số lý, hứa kỳ nam Nam Giao đàn tại yên, kỳ Tây đa danh lam cổ sát, diệc xưng giai thắng.

         Cẩn án: Dương Xuân cương quốc sơ kiến phủ ư kỳ thử. Hiển Tôn Canh thìn (1700) cửu niên, trùng tu, Tả Thủy cơ khuất địa đắc nhất đồng ấn, hữu văn viết “Trấn Lỗ tướng quân chi ấn” , nhân danh ấn phủ. Tự Kinh binh loạn kim thất kỳ xứ”, 

Bản dịch của Nguyễn Tạo: “GÒ DƯƠNG-XUÂN. Ở phía tây bắc huyện 15 dặm; thế gò bằng thẳng rộng rãi, chỗ cao chỗ thấp, la liệt dài dặc độ vài dặm; phía nam gò có đàn Nam-Giao, phía tây có nhiều danh-lam-cổ-sát, cũng xưng là nơi giai thắng.

Cẩn Án: Lúc đầu bản triều khai-quốc có dựng phủ ở gò Dương-Xuân nầy. Đời vua Hiển-Tôn năm Canh-thìn thứ 9 (1700) trùng tu, cơ Tả-Thủy, đào đất 1 cái ấn đồng có khắc chữ: “Trấn-Lỗ Tướng-Quân chi ấn” là ấn của Trấn Lỗ Tướng-Quân, nhân đó đặt tên phủ là Ấn-phủ. Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào”.

[QSQ triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chi, Thừa Thiên Phủ, Tập Thượng, Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa Bộ QGGD, 1961, tr.56]

           

             NĐX bình luận: Đặc điểm của Phủ Dương Xuân:

            - thế gò bằng thẳng rộng rãi, chỗ cao chỗ thấp, la liệt dài dặc độ vài dặm;

          -  phía nam gò có đàn Nam-Giao,

-  phía tây có nhiều danh-lam-cổ-sát,

Thế mà “Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào” Có lạ chưa?

 

Các bài viết khác:
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia