[Đường Trong] lúc ấy Tôn Thất Tiệp làm thống binh, quản lãnh thuộc hạ là bọn cai đội Đặng (sót họ) đem quân chống cự, chưởng cơ Nguyễn Văn Chính đem các quân thủy, quân bộ hội ở sông Bái Đáp. Ngũ Phúc mật sai bọn Hoàng Đình Thể và Hoàng Nghĩa Phác do đường núi sang qua ghềnh Trầm và ghềnh Ma, rồi mặt trước mặt sau đánh khép lại. Văn Chính cố sức đánh, bị chết trận, các quân đều tan vỡ.
Lời phê(1) – Bên trong, nếu không có bầy tôi lộng quyền, quan lại gian trá, thì bên địch dầu hiểm giảo ngàn phần cũng không làm gì được. Việc này đáng đau đớn tức giận đến ngàn đời !
Lời chua – Cửu Pháp: Người huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là con công thần Nguyễn Cửu Thế.
Văn Chính: Người huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nhập tịch ở Thừa Thiên, là con quận công Nguyễn Văn Phú. Đầu năm Gia Long, truy tặng tả quân Đô đốc quận công, được xếp vào hàng thờ ở miếu Hiển trung trung tiết công thần.
Nghĩa Phác: Người xã Hoàng Vân, huyện Kim Động.
Trấn Ninh: Nay là Trường thành Nhật Lệ, ở huyện Phong Lộc(3), trên núi Đâu Mâu, dưới đến cửa biển Nhật Lệ (Chb.XLIV, 20).
_____________
- Chỉ việc Kiêm Long bí mật giao thiệp với người của Ngũ Phúc và ngỏ ý bảo họ tiến quân.
- Nay là thôn Hoàng Vân, xã Đồng Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Nay thuộc tỉnh Quảng Bình.
Sông Gianh (Linh Giang): Xem Chân Tông, năm Phúc Thái thứ 6 (Chb.XXXII,6)
Xã Cao Lao: Thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hà Trung: Xem Thần Tông, năm Vĩnh Tộ thứ 9 (Chb.XXXI, 24).
Xã Hồ Xá: Thuộc huyện Minh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Huyện Đăng Xương: Thuộc tỉnh Quảng Trị.
Hai ghềnh Trầm và Ma: Ở địa phận xã Cổ Bi, huyện Quảng Điền.
Sông Bái Đáp: Nay là sông Phú Lễ, ở địa phận xã Phú Lễ, huyện Quảng Điền.
[Quôc Sử quán Triều Nguyễn. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Nxb Giáo Dục, HN 1998, tr.717-718]