Nguyễn Đắc Xuân trả lời: - Lịch sử Chín đời chúa Nguyễn cho biết các chúa Nguyễn đều rất ngưỡng mộ Đạo Phật. Các chúa đầu tiên có các danh hiệu gần gũi với đạo Phật: Chúa Sãi, chúa Hiền, chúa Ngãi. Có đến 4 ông chúa, ngoài tên và vương hiệu, lại tự xưng là đạo nhân như: - Thiên Túng đạo nhân (chúa Minh Nguyễn Phúc Chu), - Vân Tuyền đạo nhân (chúa Ninh Nguyễn Phúc Thụ) - Từ Tế đạo nhân (Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát), - Khánh Phủ đạo nhân (Định Vương Nguyễn Phúc Thuần).

Công trình Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung đã được giới thiệu chính thức qua tác phẩm Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung xuất bản năm 1992, Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung xuất bản năm 2007, bổ sung và tái bản năm 2015, đã tham luận trong nhiều hội thảo khoa học, đăng tải trên các trang Web giaodiem.net (Hoa Kỳ), vietsciences.free.fr (Pháp), diendan.org (Paris), gactholoc.net (Huế).v.v. Và đã được chuyển tải trên nhiều tờ báo, nhiều thể loại, trong nước và nước ngoài trên dưới 15 năm qua. Nhiều phản biện, góp ý công phu đã giúp cho người thực hiện công trình củng cố tính khoa học ngày càng vững chắc hơn.

Nhờ thế, công trình được trình bày ở nhiều diễn đàn, được báo cáo trong Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây sơn ở Huế” vào ngày 30-10-2015 tại Huế và được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá chính thức có giá trị khoa học và đề nghị khảo sát thực tế, khai quật và khẳng định được đến đâu đưa vào khai thác du lịch đến đó. Hiện nay, tác giả công trình và tỉnh Thừa Thiên Huế, với sự tài trợ kinh phí của Vietravel  đang thực hiện những công việc mà Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã đề nghị.

Từ những thông tin xác định Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn là tiền thân của Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung trên gò ấp Bình An, phường Trường An, thành phố Huế, cho đến ngày phục dựng được Cung đình triều Quang Trung, nơi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung, có thể kéo dài trong nhiều năm. Đó là quá trình của những tìm tòi, khám phá, khẳng định những cứ liệu lịch sử, trên cơ sở của tính chất liên ngành của công trình nghiên cứu. Trang Web ghi lại những hoạt động đó.

Triều đại Quang Trung ở Cung điện Đan Dương đã đóng góp gì cho lịch sử Việt Nam? Văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội, quân sự, chuyện đời vua Quang Trung, những nét độc đáo của triều đại Quang Trung .v.v. Nhiều vấn đề to lớn, đa dạng, chứa nhiều bí ẩn và cả nhiều sai lạc cần phải phản biện. Do đó chúng tôi mở trang Web này để những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước góp sức, tiếp tục phản biện công trình Dấu tích Cung điện Đan Dương, để cho các thế hệ trẻ yêu thích lịch sử, ưa thích khám phá có trao đổi những suy nghĩ, tìm tòi của mình.

Mong được hưởng ứng.

 

Cung điện Đan Dương

 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia