Theo đó, hố thứ 4 nằm tại sân sau chùa Thuyền Lâm (số 150 đường Điện Biên Phủ) và hố thứ 5 ở sân nhà bà Trương Thị Oanh (số 13/120 Điện Biên Phủ).
Hố thứ 4 với diện tích 4m2 trong sáng này đã được đào lớp bề mặt. Hố thứ 5 diện tích 5m2 đã được đánh dấu dự kiến trong chiều cùng ngày sẽ đào.
Hố thứ 4 bắt đầu đào.
Đoàn khảo cổ xem xét tại vị trí chuẩn bị đào hố cuối cùng thứ 5.
Khu vực chùa Thuyền Lâm theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân là dinh thự của Thái sư Bùi Đắc Tuyên, cậu ruột của vua Quang Toản sau khi chiếm được Phú Xuân đã dùng làm nơi này để ở. Tại đây khi Thượng tọa Thích Chơn Trí, trụ trì chùa vào thời điểm năm 1990 tiến hành trồng rau ở sân vườn để “tự cung tự cấp” thức ăn thì phát hiện rất nhiều hố gạch vồ, đá cổ.
Còn ở sân nhà 13/120 Điện Biên Phủ, trước đây là nơi bà Lê Thị Rô đã từng ở lúc nhỏ (nay đã qua đời và nay bà Trương Thị Oanh chủ sở hữu mảnh đất) khẳng định dưới bức tường nhà hiện tại – cạnh sát hố thứ 5 còn nguyên bộ móng bức tường cổ.
Trước đó, 3 hố khảo cổ đầu tiên đã được đào gồm hố số 1 và số 2 ở sân sau, sân trước chùa Vạn Phước và hố số 3 ở sân vườn trước nhà ông Nguyễn Hữu Oánh.
Với 5 hố khảo cổ đang được tiến hành đào cùng thuộc vùng gò Dương Xuân, hy vọng các chuyên gia sẽ tìm được nhiều thứ “đáng nói” trong câu chuyện tìm dấu vết lăng mộ vua Quang Trung.
Đến trưa 10/10 lớp đất mặt ở hố thứ 4 trong sân chùa Thuyền Lâm đang được tiến hành bóc dỡ.
Một số hiện vật được lấy từ lớp đất mặt hố thứ 4.
Đây là hố được đào với diện tích lớn nhất theo hình chữ L. Hố 5 được đào sát với tường nhà mà người dân cho là có một bộ móng bức tường cổ bên dưới.
Tiến hành đào 2 hố khảo cổ cuối cùng tại khu vực gò Dương Xuân
Đại Dương
Báo Dân Trí