Tái Kinh Thiền Lâm Tự [2]
“Chùa ở bên hữu sông Hương. Triều trước, có người quốc cữu (cậu vua) là Hưng quốc công (Bùi Đắc Tuyên), chiếm chùa làm nhà riêng, sau người quốc cữu bị giết, người làng lại tu sửa làm chùa như trước”.
Tướng phủ phồn hoa cục dĩ di,
Thôn cương cổ sát thượng y y.
Hàn tuyền cảnh thế đam quyền lợi,
Khô thụ trào nhân tác phúc uy.
Ký vãng thị phi, vân biến hóa,
Như Lai sắc tướng[3], nguyệt minh huy.
Kinh qua cố để[4] trùng hồi thủ,
Vi điếu tây phong[5] loại nhất chi.
Dịch nghĩa :
Lại qua chùa Thiền Lâm
Cái cuộc phồn hoa ở dinh quan tướng đã thay đổi rồi,
Ngôi chùa cổ trên ngọn đồi thôn quê vẫn hương khói y nguyên.
[2] Theo nguyên chú: “Chùa ở bên hữu sông Hương. Triều trước, có người quốc cữu (cậu vua) là Hưng quốc công, chiếm chùa làm nhà riêng, sau người quốc cữu bị giết, người làng lại tu sửa làm chùa như trước”.
[3] Sắc tướng: danh từ nhà Phật, chỉ tất cả những sự vật có hình sắc, trạng thái trong vũ trụ. Đây tác giả dùng chỉ pho tượng phật Như Lai. (Chú thích của người dịch)
[4] Cố để: dinh thự cũ của người quốc cữu.(Chú thích của người dịch).
[5] Theo nguyên chú: “Vương Đạo đời Tấn khi gặp gió tây nổi lên, lấy quạt che bụi mà nói: “Làn bụi của Nguyên Qui làm nhơ bẩn người”. Nguyên Qui là tên tự của Dĩu Lượng, cậu vua Thành đế nhà Tấn”, (Khi ấy, Dĩu Lượng ra trấn đất Vũ-xương, nhưng vẫn giữ quyền chính triều đình, Vương Đạo có ý bất bình, nên nói bỉ như thế - Gió tây, chỉ làn gió ở miền Vũ-xương). Tác giả mượn việc Dĩu Lượng là cậu Thành đế để chê người quốc cữu kia.