Chùm thơ “Thiền Lâm tức sự giúp chúng ta hình dung được toàn cảnh chùa Thiền Lâm chỉ là một ngôi nhà ba gian hai chái dựng trên một khu vườn đồi âm u những mít cùng dừa, bốn phía bao bọc bởi những hàng rào tre dày, xung quanh toàn là bãi tha ma.

Sáng 1-2- Ất hợi, Hòa thượng Thích Đại Sán được Nội giám đem thuyền đến mời ra mắt chúa Nguyễn Phúc Chu. Đến giờ ngọ mới đến Phủ chúa ở bắc sông Hương. Sau chuyện thăm hỏi đàm đạo, Chúa:

Hỏi: “nhà ở được yên chăng”

Trả lời: “Chật hẹp tối tăm, không được khoan khoái”.

Chúa: “Hứa đến ngày mồng ba, sẽ khiến người khởi cất phương-trượng mới[2].

 Thực hiện lời hứa của Chúa, sáng ngày 3-2 Ất hợi, “một viên Nội-giám, hai viên Bộ-công, dẫn đến vừa lính vừa thợ chừng nghìn người để xây dựng nhà cửa. […] liền ba ngày đêm, cất xong một tòa phương-trượng năm gian ba mươi hai cột, bốn phía có hành lang; vách tường, rầm thượng, rầm-hạ đều bằng ván; và một nhà hậu liêu năm gian, hai mươi cột, cũng đồng thời làm xong[3]

Giữa tháng ba, số đệ tử đi thuyền sau của Hòa thượng đã đến, Chúa lại truyền quan quân dựng liêu xá, hạn trong 3 ngày phải xong, và 10 ngày phải đủ bàn ghế, vật dụng. Như vậy, bổ sung thêm cơ ngơi gồm nhà thiền, nhà khách, nhà bếp ở bên trái và thị liêu, nhà trai, nhà độc luật ở bên phải. Còn chính giữa là một giới đàn. Sau đó, từ ngày 4 tháng 4 đã tiến hành hai lễ truyền giới sa di và tỳ kheo với 1500 giới tử. Chính chúa Nguyễn Phúc Chu và hoàng gia cùng quan lại cũng như sư tăng đã thọ giới tại đây. Lúc ấy số tăng chúng đều cầu giới, đã lên đến con số nghìn, mà vật hạng cần dùng trong giới đàn, Quốc sư chẳng chút lo liệu. Xẩy có công chúa đến, Hòa thượng lấy việc ấy trình bày. Công chúa nói:

- “Lão Hòa thượng hãy vẽ đồ hình và kê đơn các món cần dùng. Tôi đem trình Quốc vương, có thể ứng biện xong lập tức”.


[2] Thích Đại Sán, Sđd, tr.41.

[3] Thích Đại Sán, Sđd, tr.42-43.

 

 

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia