lịch sử hé lộ cho biết lăng mộ vua Quang Trung có tên là Lăng Đan Dương 丹陽 [1] với những yếu tố mà thực tế lăng Ba Vành không hội đủ được như sau:
- Lăng mộ vua Quang Trung ở gần bờ nam sông Hương (Hương Giang chi nam), lăng Ba Vành ở quá xa bờ nam sông Hương.
- Lăng mộ đặt ngay trong Cung điện Đan Dương (“Cung điện Đan Dương là nơi phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” - theo nguyên chú trong bài thơ Cảm Hòai của Ngô Thời Nhậm) (xem A.001); trong cung điện của vua chúa có hàng trăm người nên phải có nhiều giếng nước để phục vụ ăn uống, vì thế sau khi Đan Lăng bị Nguyễn Ánh triệt phá thì ít nhất cũng còn lại dấu vết của thành quách, kiến trúc bị chôn vùi xuống đất, đặc biệt là dấu tích các giếng nước.v.v.; lăng Ba Vành quá nhỏ, ở trong vùng núi thuộc Dòng Thiên An hoang vu, không hề có một mảnh vỡ kiến trúc thành quách nào khả dĩ còn có thể tìm được, không hề có một dấu tích cái giếng cổ nào, không một tài liệu trực tiếp, gián tiếp nào được tìm thấy có liên quan đến lăng Ba Vành nên không thể đặt giả thuyết đó là dấu tích của lăng vua Quang Trung được.
- Khi Phan Huy Ích vào làm việc với Bùi Đắc Tuyên (sau năm 1792) ở chùa Thiền Lâm (khu vực bên trái và trước chùa Từ Đàm ngày nay). Ông Bùi Đắc Tuyên có thói quen ban đêm thức làm việc còn ban ngày ngủ. Phan Huy Ích cho biết ông không quen ngủ ngày, nên ngồi trong nhà trọ (cũng là một ngôi chùa) giải buồn bèn bày uống rượu và ông cho biết những người khách thân giữ lăng thường đến uống rượu với ông [2]. Như vậy Lăng Đan Dương phải ở gần chùa Thiền Lâm thì những người khách thân giữ lăng mới thường ngày đến uống rượu với Phan Huy Ích ở gần chùa Thiền Lâm được. Lăng Ba Vành (xem A.002) ở quá xa chùa Thiền Lâm, không hội đủ điều kiện ở gần chùa Thiền Lâm.
- Ta cũng biết lăng bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ - thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Hoạt (hay Khoát) có thành nội, thành ngoại với kích thước 39 x 33 m, và đặc biệt tấm bia trước lăng cao đến 3m10, rộng 1m4 (xem A.003). Vô lẽ lăng vua Quang Trung - lăng của một vị hoàng đế đã thu được rất nhiều của cải vàng bạc ở Bắc Hà đem về Phú Xuân như thế mà chỉ nhỏ như lăng Ba Vành được sao? (Bia lăng Ba Vành chỉ cao 1m25, không hoa văn, không đầu triệu) Hố khai quật của nấm mộ lăng Ba Vành (xem A.004) có chiều ngang chưa đầy 2m, làm sao nhà Nguyễn có thể lấy “áo quan” (săn, hòm) của vua Quang Trung ra mà “bổ” được? (Sự thực lăng Ba Vành là lăng của Lê Quang Đại - một đại thần thời Võ Vương Nguyễn Phúc Hoạt (Khoát). Xem bài của Trần Đại Vinh ở Phần III trong sách nầy).
Nghiên cứu lăng mộ vua Quang Trung, ta cần phải nghiên cứu để hình dung lại hoàn cảnh lịch sử về mọi mặt chính trị, xã hội, kinh tế, kiến trúc .v.v. của Thuận Hoá - Phú Xuân hồi cuối thế kỷ XVIII, chứ không chỉ nghiên cứu những gì có liên hệ đến dấu tích lăng mộ vua Quang Trung mà thôi.
Để có thể thực hiện được công trình nghiên cứu nầy nhà nghiên cứu phải có tư liệu, không thể đoán mò, không thể suy luận một cách huyễn hoặc, võ đoán. Đặt các thông tin tư liệu cùng một nguồn, một ngành với nhau (Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức và thời Thành Thái, Duy Tân) để xem thử có gì khác biệt không và nếu có thì tự hỏi vì sao có sự khác biệt ấy? Và, cũng làm như thế, đặt các thông tin từ các nguồn tư liệu khác nhau (Phủ biên tạp lục và Đại Nam nhất thống chí) để tìm có gì khác biệt không và cũng