tìm hiểu vì sao có sự khác biệt ? Cuối cùng đặt các thông tin lịch sử đã được chỉnh lý (ví dụ những thông tin thuộc về gò Dương Xuân) vào thực địa của Thuận Hoá - Phú Xuân để xem thử những gì còn, những gì đã mất (những nhà nghiên cứu không am tường địa hình, địa vật ở Huế khó thực hiện được yêu cầu nầy)? Còn như thế nào? Mất thì vì sao đã mất? Ví dụ Phủ Dương Xuân trên gò Dương Xuân từ sau khi chiến tranh với Tây Sơn, Đại Nam nhất thống chí cho biết là đã mất tích (自涇兵薍今失其處 Tự Kinh binh loạn kim thất kỳ xứ). Kiến trúc Phủ Dương Xuân vì binh hỏa có thể bị cháy, bị sụp đổ nhưng địa điểm xây dựng kiến trúc ấy làm sao có thể mất tích được? Người ta cho địa điểm ấy mất tích vì lý do gì? Vì sao các bia lăng chùa Thiên Lâm đều bị mài, đục hết chữ? Vì sao chùa Thiền Lâm nằm trên gò ấp Bình An (ngay sát Đình ấp Bình An) cùng với chùa Từ Đàm, chùa Tuệ Lâm, chùa Viên Giác trong Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức mà đến khi in Đại Nam nhất thống chí dưới thời Duy Tân lại giữ địa chỉ các chùa trên ở gò ấp Bình An mà lại ghi chùa Thiền Lâm thuộc xã An Cựu? Vì sao các nhà sư ở chùa Thiền Lâm thời nay đào bới đất trong khuôn viên chùa phát hiện thấy hàng ngàn viên gạch vồ, hàng trăm viên đá tảng dưới lòng đất? Đó là những di tích gì đã bị triệt phá? Địa điểm từng xây dựng Phủ Dương Xuân có liên quan gì đến chùa Thiền Lâm không?
Vì lăng mộ vua Quang Trung đã bị triều Nguyễn “盡法懲治tận pháp trừng trị” và cấm thần dân nhắc đến, vì thế những nhà nghiên cứu tiền bối hoạt động thời Nguyễn không dám đả động đến lăng mộ vua Quang Trung, nếu vô tình gặp phải thì tránh, thậm chí có người còn làm nhiễu thông tin, đánh lạc hướng đi (như trường hợp L.Cadière cố chứng minh Phủ Dương Xuân từng toạ lạc ở khu Ruộng Phủ trên cánh đồng Bầu Vá làng Dương Xuân). Vì thế người nghiên cứu thời nay cần phải truy tìm tài liệu gốc (ví dụ như tài liệu của Pierre Poivre mà L. Cadière đã trích dẫn) để phục hồi những thông tin đã bị nhiễu về Điện Trường Lạc và Phủ Dương Xuân .
Tất cả những điều khó hiểu đó tập trung lại chung quanh chùa Thiền Lâm trên gò Dương Xuân (thời Nguyễn thuộc ấp Bình An gò Phú Xuân). Từ hơn nửa thế kỷ nay chưa ai phát hiện được những sự khó hiểu ấy và vì thế những sự khó hiểu ấy chưa được giải mã.
Tôi là người đầu tiên khám phá ra những sự khó hiểu ấy và tôi đã đi đến cùng để giải mã nó. Việc nghiên cứu của tôi dò dẫm và công bố từng bước và lắng nghe dư luận. May mắn là cho đến nay chưa có một ý kiến phát sinh nào không thể giải quyết.
Bài viết đầu tiên của tôi về đề tài nầy mang tựa đề:
- Những thông tin vô giá về triều đình Quang Toản qua mấy bài thơ cổ của Phan Huy Ích (Báo Bình Trị Thiên, số ra ngày 14-1-1989, tr.3).
Sau đó tôi viết tiếp nhiều bài nữa như:
- Vừa tìm thấy dấu tích Phủ Dương Xuân, cung điện thứ hai của các chúa Nguyễn ở Huế.
- Góp phần tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung ở Huế đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày nay số 66-1991 và số 71-1991.
Sau đó trên Diễn đàn Khoa học Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ của Ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế số 2-1991, đã đăng liên tiếp hai bài: