Tất cả những bài viết về Nguyễn Huệ Quang Trung không phục vụ cho việc Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương tôi sẽ đưa vào một cuốn sách khác.

        Sau ngày Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung ra đời tôi nghĩ rằng chuyện lăng mộ vua Quang Trung ở Huế không còn có ai nghi ngờ gì nữa, vấn đề còn lại là dấu tích lăng mộ ấy ở gần chùa Thiền Lâm như công trình nghiên cứu của tôi hay ở một nơi nào đó trên đất Huế, chứ không thể ở bất cứ một địa phương nào khác. Thế mà vào ngày 31-5-2011, được sự đồng ý của lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, Thành phố Vinh đã tổ chức cuộc Hội thảo "Hoàng đế Quang Trung với Phượng Hoàng Trung Đô" mời các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà Việt Nam học ở Trung ương, các nhà khảo cổ học TP HCM, Hà Nội, các chuyên gia Địa thám, đặc biệt có 11 nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Hà Nội, tham luận minh họa ý muốn của địa phương là Bước đầu đã tìm thấy “Dấu hiệu lăng mộ vua Quang Trung ở Vinh”. Nhưng vì hội thảo với những lý luận suông dù được hỗ trợ của các nhà ngoại cảm vẫn không bác bỏ dược những tài liệu “mộ Huệ táng vu Hương Giang chi nam” (Mộ Nguyễn Huệ tang ở bờ nam sông Hương – Đại Nam Liệt truyện), “Cung điện Đan Dương (ở Huế) là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”(Ngô Thì Nhậm), tài liệu của Phan Huy Ích, thơ văn của Cồng chúa Ngọc Hân do tôi đưa ra nên cuối cùng Hội thảo phải kết luận “Việc tìm mộ vua Quang Trung ở Vinh mới chỉ bắt đầu”. Sau đó ông Nguyễn Hữu Bản – nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Vinh, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An – người được tỉnh Nghệ An giao tổ chức và lãnh đạo cuộc Hội thảo "Hoàng đế Quang Trung với Phượng Hoàng Trung Đô" ngày 31-5-2011 tại Vinh nêu trên - làm trưởng nhóm Tìm mộ Hoàng đế Quang Trung ở Vinh. Với ngân sách của nhà nước, Nhóm tiếp tục công việc của hội thảo, liên lạc với nhiều báo điện tử phổ biến rộng rãi “những biểu hiện lăng mộ vua Quang Trung ở Vinh” và kêu gọi các nhà nghiên cứu trên toàn quốc ủng hộ [1]. Chuyện tìm mộ Hoàng đế Quang Trung ở Vinh đã tiếp tục gần 4 năm rồi nhưng chưa thấy ông Nguyễn Hữu Bản tìm được những thông tin gì mới ngoài những tưởng tượng, suy diễn, biểu hiện của giới ngoại cảm, lý luận suông..

Và mới đây, vào trung tuần tháng 9-2014, báo Công An Đà Nẵng đăng bài Hé lộ nghi vấn đặc biệt về mộ vua Quang Trung ở Quảng Nam cho biết “gần đây, Phòng PA83 CA tỉnh Quảng Nam phát hiện một tài liệu về chánh cung hoàng hậu của vua Quang Trung mang họ Phạm ở Quảng Nam, không phải ở Tuy Viễn (Bình Định) như sử sách lâu nay đề cập. Từ tình tiết này, Phòng PA83 CA tỉnh Quảng Nam cùng các cơ quan chức năng đã tiếp tục điều tra, nghiên cứu và dần hé lộ ra những tình tiết đặc biệt liên quan đến mộ vua Quang Trung.[2] Thông tin căn cứ vào một tài liệu chữ Hán được viết từ năm 1927 (Bảo Đại thứ 3) và lời kể

 


[1] Ví dụ như các trang:

 http://kienthuc.net.vn/tham-cung/hanh-trinh-tim-mo-hoang-de-quang-trung-6-244938.html

 http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/30897-hanh-trinh-tim-mo-hoang-de-quang-trung/

[2] Tham khảo từ địa chỉ: http://cadn.com.vn/news/71_120259_he-lo-nghi-van-dac-biet-ve-mo-vua-quang-trung-o-quang-nam.aspx

 

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia