mới qua Cồn Bông Sứ. Không rõ cuối thời các chúa Nguyễn, trải qua thời Trịnh chiếm đóng và thời Tây Sơn, Cồn Bàng giữ vai trò gì. Tuy nhiên tìm hiểu Cồn Bàng tôi thấy có hai sự việc bất bình thường. Sau thời Tây Sơn chùa Kim Tiên ở cuối Cồn Bàng bị thiệt hại nặng. Trong khuôn viên nền nhà ông Nguyễn Văn Minh tìm thấy một hố tro cốt, cho thấy ở đây được chôn tập thể. Ông Minh là cháu ông Nguyễn Hữu Oánh, ông Oánh cho biết:

  «Một sự việc tương tự xảy ra trong nhà của Nguyễn Văn Minh - cháu kêu tôi bằng chú ruột. Nhà cháu Minh ở sát chùa Sư nữ, sau lưng chùa Kim Tiên [8]. Nhà nầy  có từ lâu đời. Đến mấy năm gần đây nó phá để làm lại thì phát hiện dưới nền nhà có 27 bộ xương cốt chồng chất lên nhau. Nó sợ quá bèn chuyển 27 bộ xương cốt ấy ra táng ở Cồn Bàng. Không ngờ vừa rồi Cồn Bàng cũng bị qui hoạch, cháu Minh lại phải dời về lại trong vườn nhà của mình. Đó là những việc vô tình mà phát hiện được. Nếu khai quật vùng nầy thì chắc còn nhiều mộ chôn tập thể nữa. Vì sao có những mộ chôn tập thể như thế ? Chỉ có chiến tranh thôi. Mà chiến tranh chỉ có những người thua trận mới bị chôn tập thế như thế”. Đó là những bộ xương cốt của ai mà chôn tập thể như thế ? Nếu không phải là người của Phong trào tây Sơn đã bị giết khi Nguyễn Vương trở lại Phú Xuân cuối năm 1801?

(Người ta cũng cho biết chung quanh chùa Thiền Lâm cũng tìm thấy nhiều hố tro cốt của nhiều người từng bị dập xuống đó như thế).

Phải chăng đó là hài cốt của quân đội Tây Sơn đã bị quân Nguyễn giết chết khi Nguyễn Ánh trở lại Phú Xuân hồi đầu thế kỷ XIX ?

13. “Cát địa”

            Về phương diện “cát địa” (đất tốt), lấy địa điểm có đào được hàng trăm viên đá lát làm gốc (tức khu vực nhà anh Oánh và nhà bà Liên làm trung tâm), bác sĩ Dương Văn Sinh - Trưởng phòng hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế, một nhà nghiên cứu dịch học, một thầy địa được nhiều người ở Huế biết tiếng - giúp tôi đo đạc, tính toán và cho biết khái quát “địa cuộc” ở đây như sau:

            - Trục chính ở địa điểm này ở vị thế “tọa Càn hướng Tốn”, nghĩa là kiến trúc được đặt vào hướng tây bắc - đông nam;

            - Phía trước có suối Tiên chảy từ trái sang phải, xa hơn nữa (khoảng 3km) có núi Thiên Thai (cũng có tên là núi Hỏa Diệm) làm án;

            - Phía bên tay trái là dãy gò đồi bị đường Nam Giao Tân Lộ cắt ngang thuộc hành Mộc (dài) - Tay long;

            - Phía bên tay phải là Cồn Bông Sứ, thuộc hành kim (tròn) - Tay hổ;

            - Phía sau là đỉnh gò chạy thẳng xuống bờ sông thuộc hành Thủy - Hậu chẩm;

            Địa điểm này có đủ yếu tố để xây dựng một cơ sở cho các bậc đế vương.

14. Những biểu hiện trong thực tế của Phủ Dương Xuân

            Ở đầu bài đã nhắc đến những nét chính của Phủ Dương Xuân qua sử sách Đông Tây. Những nét chính đó phải chăng đã tìm thấy được trong thực tế ?

            1. Khu vực khảo sát và tìm thấy được những biểu hiện của một vùng kiến trúc cổ đặc biệt đã bị đổ nát nằm giữa chùa Từ Đàm (Ấn Tôn) và chùa Tuệ Lâm đúng vào vị trí “phía thượng lưu và hơi xa bờ sông Hương một chút” [9];

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia