Phải chăng đôi tình nhân thời Tây Sơn đã rơi vào tình cảnh bi đát ấy khi nhà Nguyễn trở lại Phú Xuân ?

Tình cảnh ấy cũng xảy ra với người chủ trì chùa Kim Tiên ở gần đó :

 “Vì ai nên mối sầu nầy
            Chùa Tiên vắng khách, tớ thầy xa nhau
”.

11. “Mả loạn”

            Con đường từ tháp ngài Tĩnh Công đi ngang qua "giếng cổ" (« giếng loạn ») chùa Tuệ Lâm sẽ dẫn đến nhập vào con đường bao quanh phía tây bắc chùa Vạn Phước vừa viết ở đoạn 6 trên. Ở phía trái con đường nầy có nhiều ngôi mộ tập thể, mỗi ngôi vun cao và dài như những vồng khoai lớn. Một số mộ hoang này đã có ở đó từ xưa, một số mới dời vào khi người Pháp làm đường Nam Giao Tân Lộ (Điện Biên Phủ ngày nay). Số mộ này có tên gọi là "mả loạn". Chùa Vạn Phước dựng bia cho một số mộ này (một số vẫn chưa có bia) và gọi là Vạn Phước cô mộ. Chùa thường cúng giỗ vào ngày Rằm tháng 7 hằng năm. Nếu hiểu chữ «loạn» theo nghĩa loạn của « giếng loạn » trên thì những người được chôn dưới các ngôi «mả loạn» vô danh đó là người của Phong trào Tây Sơn.

12. Cảnh Tiên

            Khu vực khảo sát bên bờ bắc suối Tiên hiện nay đã bị lăng mộ bá tánh chôn kín, trong số đó có nhiều ngôi mộ của gia đình người họ Nguyễn khai canh vùng này. Tuy vậy, đứng ở Cồn Bông Sứ, ngay ngôi lăng đá trắng của thân mẫu Thượng thư Phạm Liệu nhìn về phía tây nam, phía đông nam vẫn còn thấy rất đẹp. Ở mút tầm mắt là núi Kim Phụng, ở vùng giữa xanh ngát một màu là vùng chùa Từ Hiếu. Bởi thế Tiến sĩ Phạm Liệu mới ca ngợi cảnh trí này trong đôi câu đối nêu ở đoạn 8 trên. Trong sách Đại Nam nhất thống chí soạn thời Tự Đức, khi viết về chùa Tuệ Lâm, cũng từng viết:

Chùa Tuệ Lâm ở trên gò Bình An, có khe bao quanh, phong cảnh cũng đẹp...” [7]

Khe này là suối Tiên như ta còn thấy ngày nay. Theo lời thuật của ông Nguyễn Hữu Oánh, một số dân địa phương và sư bà Thích nữ Diệu Không (chùa Sư nữ) ở mô đất nằm trên bờ bắc suối Tiên cho biết: khu vực chung quanh hồ bán nguyệt và hai bên bờ suối Tiên cho đến đầu thế kỷ XX rất hoang vu. Sau đó (vào cuối đời Thành Thái), các Phủ Phòng được chia đất Bình An để làm nghĩa địa riêng. “Ông Hầu Bọc” (?) nhận ở đỉnh gò (chỗ táng hài cốt học giả Phạm Quỳnh hiện nay), ông Phạm Liệu nhận ở đỉnh Cồn Bông Sứ (nơi táng hài cốt thân mẫu ông và có ngôi lăng đá trắng tận dụng nêu trên), ông Thượng Nguyễn Đình Hòe nhận chỗ am Phổ Phúc (sau đó lập chùa Vạn Phước).v.v. Lúc ấy ông Nguyễn Hữu Thoàn (nội tổ của ông Oánh) từ Cồn Bàng (đồi nằm trên bờ nam suối Tiên, phía sau chùa Diệu Đức) mới lần về bờ bắc suối Tiên canh tác. Năm 1930, Phó bảng Nguyễn Đình Hiến đến lập Thủy Thạch Uynh, xây dựng đình, tạ, bắc cầu, trồng cây cảnh, biến hai bờ suối Tiên (chỗ gần hồ bán nguyệt) thành một nơi giải trí, bàn chuyện thơ văn, tướng số rất nên thơ. Mấy năm sau bà vợ ông qua đời, ông nhượng lại Thủy Thạch Uynh cho Sư bà Diệu Hương để xây dựng chùa Diệu Đức như vừa đề cập trên. Phía bắc suối Tiên (chỗ hồ bán nguyệt) nhân dân làm nhà ở. Cái gò dựng chùa Kiều Đàm và chùa Sư nữ Diệu Đức chạy vào hướng tây đến chùa Kim Tiên ngày xưa được dân địa phương gọi là Cồn Bàng (đối xứng với Cồn Bông Sứ qua suối Tiên). Đầu triều Nguyễn dân Phú Xuân lên khai canh, lập ấp ở Cồn Bàng, gần một thế kỷ sau (cuối thế kỷ XIX)

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia