Người dân địa phương cho biết ở vùng này trước kia người ta đã đào được hàng trăm viên đá táng cột như thế và trải qua mấy chục năm, họ bán dần cho những người thợ làm bia, làm cối. Những viên còn lại, thợ làm bia chê xấu không mua mới đem lát đường.

6. Những đống giải hạ

            Theo con đường ấy chừng vài chục mét thì gặp một ngã ba. Ngã thứ nhất bọc sau lưng chùa Vạn Phước để đi ra phía tây bắc, con đường đó sẽ nhập với đường "Dương Xuân Hạ đại lộ" ngày xưa, trước khi con đường dẫn xuống bến đò Trường Súng, nó đi ngang chùa Viên Giác (bên trái) và xuống một chút nữa là miếu Lịch Đợi (bên phải). Nếu lưu ý một chút sẽ phát hiện nhiều đống giải hạ (gạch, ngói, vôi vữa cũ) được vun thành bờ rào phía sau chùa Vạn Phước và phía trước chùa Tịnh Độ (hai ngôi chùa này mới có hồi đầu thế kỷ XX).

            Những đống giải hạ này chứng tỏ nơi đây đã từng có những kiến trúc cổ đã bị triệt hạ.

7. Bia mộ tổ đời thứ hai chùa Thiền Lâm

Nếu men theo nhánh đường phía đông bắc sẽ dẫn ra đường Điện Biên Phủ ở đoạn ngang nách chùa Từ Đàm (chùa Ấn Tôn cũ). Mới đi được mươi bước, ta gặp một cái tháp cụt của một vị sư chùa Thiền Lâm. Ngôi tháp này trước kia ở sau chùa Thiền Lâm, khi làm Nam Giao Tân Lộ (do Kỹ sư Kiều lộ Sali thực hiện trong khoảng năm 1878-1898) ngôi chùa bị dời qua phía tây đường Nam Giao thì ngôi tháp này cũng bị dời vào chỗ hiện tại.  Khi dời vào có mang theo tấm bia cũ ghi: "Sắc tứ Thanh Trì Quả Hoằng Quốc sư" (vị tổ thứ hai chùa Thiền Lâm) - Quốc sư dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Đến nửa thế kỷ XX, có ông Nguyễn Thắng Đống - một thợ vàng giàu có ở Huế, bỏ tiền ra xây ngôi tháp cụt (bằng xi-măng) để cầu tự (xem A.059 và A.060). Hoà thượng Thanh Trì Quả Hoằng là Quốc sư dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, có lẽ vì thế mà bia tháp của Hoà thượng không bị mài đục, không bị sửa chữa viết lại như các bia tháp của các vị tổ khác mà chỉ bị đắp lên một lớp hồ mỏng mà thôi.

Đối xứng với tháp cụt qua con đường mòn là phần mộ của học giả Phạm Quỳnh. Đi quá cái mộ đó chừng mươi mét nếu lưu ý sẽ thấy chân móng của một bức thành dày và dài chạy từ tây sang đông. Một người dân ở gần bức thành đã “khai thác “ bức thành này để xây bờ chắn đất làm vườn, làm nền nhà. (Năm 1988 vẫn còn nhiều dấu tích) (xem A.061). Đến nay dân xây lên móng tường cổ ấy một bức tường rào bằng táp-lô (xem A.062). Bà Lê Thị  Rô (77 tuổi) đã ở đây (nhà 11/120 Điện Biên phủ) trên 60 năm và người con trai Lê Trung Hiếu (sinh 1972) khẳng định dưới bức tường nầy còn nguyên bộ móng bức tường cổ vôi vữa xây dựng giống như vôi vữa các mộ Tàu ngày xưa. Sự kiện nầy gợi nhớ đến thông tin La Bartette đã viết, khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất về lại Phú Xuân ông “đã cho xây cất một bức tường cao 20 pied chung quanh Dinh ông”.   

8. Lăng xây bằng đá tận dụng trong khu vực

            Chúng ta trở lại chỗ có hai viên đá táng trên và rẽ phía tay trái vào cổng chùa Vạn Phước. Khoan nói về những viên đá lạ còn giữ trong chùa Vạn Phước, bây giờ hãy đến Cồn Bông Sứ ngay trước chùa Vạn Phước. Sở dĩ cái cồn nầy có tên Bông Sứ vì trước đây

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia