Và lời bình của Trừng Giang Binh bộ sư giám quân [Phạm Liệu] khắc ở cuối bia: "Câu chuyện này, trong cái nhỏ thấy cái lớn, khá gọi là lạ lùng thú vị".

Đọc văn bia của ông Nguyễn Mạnh Khả (Nguyễn Đình Hiến), tâm trí tôi đính vào mấy câu hỏi nầy: “Cái giếng này do ai bắt đầu đào vào thời nào? Vì sao lại bỏ hoang?” Tác giả hỏi nhưng suốt bài văn bia không thấy câu trả lời. Tác giả khắc văn bia mấy câu hỏi ấy nhằm để lại đời sau tìm câu trả lời chăng ? Trả lời được các câu hỏi ấy cũng như mục đích tác giả viết Cổ kính trùng viên thuyết, “để làm mới cái cũ mà dựng lại cái đổ nát vậy”. Vậy thì “Cái đổ nát” ấy là cái gì mà quan trọng cần phải dựng lại ? Một cái giếng cổ có gì đặc biệt đâu mà phải viết một bài văn dài, viết rồi còn đưa cho một ông Thượng thư (Phạm Liệu) viết lời bình rồi khắc vào bia đá ? Hiểu được ý của Nguyễn Mạnh Khả nên Thượng thư Phạm Liệu đã hạ xuống một lời bình chắc nịch: Câu chuyện này, trong cái nhỏ thấy cái lớn”. “Cái nhỏ” là cái giếng cổ, còn cái lớn là cái gì? Phải chăng hai cụ Nguyễn, Phạm không tiện nói ra sự thực cái lớn ấy, mà qua tấm bia Cổ kính trùng viên thuyết hai cụ gởi lại cho các thế hệ sau thấy được và dựng lại cái lớn ấy? Phải chăng cái giếng cổ đó từng phục vụ nguồn nước sinh hoạt cho kẻ thù của triều Nguyễn, mà kẻ thù đó đã bị triệt hạ, các tác giả là người của triều Nguyễn nên không tiện nói ra sự thực ai đã đào giếng, đào vào thời nào và vì sao bị bỏ hoang. Các câu hỏi nầy gần với nội dung công trình nghiên cứu Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-Lăng Đan Dương của tôi.

Sau khi phát hiện được giếng cổ, ông Nguyễn Đình Hiến đã xin phép sử dụng khu “hoang địa” chung quanh giếng cổ để làm vườn cảnh Thủy Thạch Uynh (xem A.048), có bàn cờ bằng đá (tồn tại cho đến trước năm 1975).

Ông Phó bảng xây một ngôi lăng khá đẹp cho người thân là bà Tài nhân họ Trần ở phía đông giếng cổ bên bờ nam Suối Tiên (theo người địa phương là Nguyễn Hữu Oánh). Ngôi lăng ấy cũng gần kề một giếng cổ khác (nhưng nhỏ hơn giếng cổ nói trên). Vào năm 1933, hiền nội của Cụ Phó bảng là Tôn nữ Thị Trinh qua đời, buồn chuyện nhà ông nhượng lại toàn bộ khu vườn cảnh cho Sư bà Diệu Hương làm chùa Diệu Đức rồi ông đưa gia đình về quê Quảng Nam (1935). [5]

  Khi nhắc lại chuyện “giếng cổ” các sư nữ chùa Diệu Đức cho biết, cách đây  mươi năm, tại chùa còn có một tấm biển ngạch bằng đá khắc 4 chữ “Tiểu Nguyễn Sơn Trang” và các sư nữ phát hiện thêm dưới Suối Tiên hai bức liễn cũng bằng đá. Các cổ vật nầy được Nhà Bảo tàng Thành phố Huế xin về bảo quản, nhờ thế mà tôi mới có dịp nhắc lại. Hai câu liễn đó của ai ? Vì sao lại vứt dưới suối ? Vứt từ bao giờ ? 

Trở lại bờ bắc suối Tiên và hồ bán nguyệt tôi lại gặp một “giếng loạn”. Sau năm 1992, chùa Thiền Lâm mở rộng xuống gần hồ bán nguyệt, để tiện việc xây thành ngăn cách với con đường đi dọc hồ bán nguyệt, chùa đã cho bít miệng giếng. Để đánh dấu nơi từng có một giếng cổ, người ta viết một chữ “long” lên tường thành. Các giếng cổ nầy chứng tỏ đây là một vùng từng có đông người ở, về sau bỏ hoang. Vì sao bị bỏ hoang ? Phải chăng vì liên quan đến chuyện “binh loạn ” với Tây Sơn ?

3. Gạch đá lạ dưới lòng đất nhà vườn ông Nguyễn Hữu Oánh

Phía bắc hồ bán nguyệt là lưng một cái gò bị khoét lõm vào và chếch về phía tây một chút. Chỗ lõm vào ấy đã dựng lên hàng chục ngôi nhà dân. Phía bên phải có một con đường mòn, mặt đường gồ ghề lồi lõm tạo bởi vôi vữa rất cứng, dùng cúp đào lên thấy

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia