chỉ trừ J. Koffler đang làm y sĩ cho chúa trong Đô thành Phú Xuân. Đến năm 1752, J.Koffler cũng bị trục xuất luôn. Sang đến Bồ Đào Nha, thủ tướng Pombal không ưa dòng Tên nên tống giam ông vào tù. Sống trong ngục thất, J.Koffler viết bộ Sử chí xứ Đàng Trong (Description historique de la Cochinchine). Là người sống trong Đô thành Phú Xuân lâu (xem A.038), J.Koffler biết rất rõ các dinh điện, cung thất ở đây. Ông cho biết: “outre cette demeure royale (c’est-à-dire le grand palais), il y a encore trois autre palais... Le second, oui sert au roi de résidence d’hiver, est construit sur la rive opposée du fleuve" [6] (Ngoài chỗ ở chính của chúa (có nghĩa là cung điện lớn) còn có ba cung điện khác...Cái thứ hai dùng làm cung điện Mùa Đông, được xây dựng ở bên kia sông.)
Theo Pierre Poivre thì cung điện Mùa Đông (tức Phủ Dương Xuân) được xây dựng cũng theo qui cách của điện chính (ce palais d’hiver est construit sur le modèle du grand...) [7]. Điện chính lúc ấy là Đô thành Phú Xuân (bên trong cửa Thượng Tứ bây giờ). Trong Kỷ hành (voyage) của mình, Pierre Poivre cho biết qui mô và vị trí Phủ Dương Xuân so với Điện chính ở Phú Xuân là: “le second palais, qui est plus petit, est bâti sur une élévation un peu éloignée de la rivière et n’a qu’une aile qui regarde du côté de l’eau. Le Roy pense l’hiver ou la saison des pluies qui dure quatre mois" [8] (Cung điện thứ hai nhỏ hơn, được xây dựng trên cái gò (élévation) hơi xa sông một chút và chỉ có một cánh nhìn ra phía sông. Chúa thường ngự ở đó vào mùa đông hay mùa mưa kéo dài đến bốn tháng.)
Pierre Poivre được chúa Võ Vương tiếp tại Phủ Dương Xuân, ông còn nhớ và ghi lại mấy chi tiết sau (theo BAVH, tháng 7-9, 1925, tr.139):
"Le Roy était descendu dans une petite salle bâtie pour les audiences à la potre du Palais... Le Roy... me prit par la main et me conduitit sur une terrasse élevé à l’extrémité du Palais, vis-à-vis un grand étang... Tandis que J’étais sur la terrasse du Palais avec le Roy, des pauvres misérables se sont prosternés de l’autre côté de l’étang...se sont mis à crier de toutes leurs forces: à l’injustice, à l’injustice».
(Ngài bước xuống một căn phòng nhỏ dùng để tiếp tân ở ngay cửa Phủ (chứng tỏ chỗ ông ở trên cao, cửa Phủ dưới thấp - NĐX). Ông cầm tay tôi (Poivre) và dẫn tôi đến một mô đất nằm ngoài cùng của Phủ, đối diện với một cái ao...Trong lúc tôi đang ngồi trên mô đất... thì ở phía bờ ao bên kia, một đám dân nghèo đáng thương đang rạp người cúi lạy Ngài, rồi ráng sức gào lên: bất công ! bất công !)
Pierre Poivre đã kể cho chúng ta biết Phủ Dương Xuân là cung điện thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Đã là cung điện thứ hai thì chung quanh chúa còn có gia đình vợ con, cha mẹ, văn võ đình thần, và cả bộ máy phục dịch đông đảo. Như vậy Phủ Dương Xuân là một tiểu triều đình, một cung phủ có nhiều kiến trúc phải trải ra trên một diện tích tương đối rộng.
Đến đời chúa thứ chín Nguyễn Phúc Thuần, chúa Trịnh từ Đàng Ngoài xua quân vào đánh chiếm Phú Xuân (1774), Phủ Dương Xuân lọt vào tay quân Trịnh. Hơn mười năm sau (1786) Phú Xuân và Phủ Dương Xuân lại chuyền qua tay Phong trào Tây Sơn. Đến đầu triều Nguyễn, Phan Huy Chú tham khảo tài liệu do cụ thân sinh là Phan Huy Ích để lại viết cuốn Dư địa chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí. Sách Dư địa chí có một đoạn viết về Phủ Dương Xuân và các cung điện ở bờ nam sông Hương rằng:
“Nam ngạn con sông và trên mạng thượng lưu, lại có Phủ Dương Xuân, Điện Trường Lạc, Hiên Duyệt Võ; ấy là những tòa nhà nguy nga, mái đao rực rỡ, có hành lang bao quanh, tường thành vây bọc; cửa ngõ mở thông ra tứ phía, được chạm trổ và trang sức rất công phu. Các tòa nhà được xây nền bằng gạch đá rất bằng phẳng, trên lát