CHƯƠNG NĂM

Phủ Dương Xuân mất tích

                       

            Nói đến lịch sử chùa Thiền Lâm là phải nói đến Phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn. Bởi vì chùa Thiền Lâm như Chương trước đã đề cập là nơi tụng niệm của các chúa và gia đình trong thời gian họ lên trú đông ở đây. Bởi thế, không những chùa Thiền Lâm “chồng chất những bí ẩn”, mà Phủ Dương Xuân cũng có lắm điều khó hiểu.  

            Từ xưa đến nay, Huế bị “trời hành cơn lụt mỗi năm”, dinh phủ của các chúa Nguyễn dựng ở Kim Long, Phú Xuân luôn bị ngập lụt. Ví dụ như tháng 8 năm Canh Thân (1680) “gió bão, nước lụt ngập, mặt đất sâu hơn trượng, người và súc vật bị thương và chết nhiều"  [1]. Vì thế mà “Lúc đầu bản triều khai quốc có dựng phủ ở gò Dương Xuân” [2], (tức là vùng gò đồi Lịch Đợi, Báo Quốc, Vạn Phước, Thiền Lâm hiện nay). Đến đời ông chúa thứ sáu là Nguyễn Phúc Chu, vào năm Canh Thìn (1700), Phủ Dương Xuân được trùng tu. Lý do trùng tu được nhà Huế học L.Cadière giải thích rằng:

Năm 1698 ngày thứ hai trong tháng 11, một cơn bão lớn đã xảy ra, kèm theo mưa lớn và lụt. Minh Vương (tức Nguyễn Phúc Chu) cảm thấy nguy nan khi đang ngự trong Cung, đã tìm đến chỗ an toàn trên một ngọn núi nhỏ. Ngọn núi này phải chăng là nơi ở cũ tại Dương Xuân, nơi Võ Vương sau đó đã ở trong những tháng mùa đông, trong một cung điện, mà theo lời của Poivre, được xây dựng trên một cái gò (élévation). Phải chăng vì sự báo động (lũ lụt) trong năm 1698 đã khiến Minh Vương có ý định xây dựng lại Phủ Dương Xuân vào năm 1700". [3] (Xem A.035).

Khi người cháu nội của Minh Vương lên ngôi trị vì, chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Hoạt (Khoát) (1738), ông bỏ dinh phủ cũ ở Phú Xuân (xây dựng từ năm 1687), xây lại phủ chính ở bên tả phủ cũ [4]. Sử nhà Nguyễn không thấy ghi chuyện Võ Vương trùng tu Phủ Dương Xuân, nhưng chúng ta có thể phỏng đoán khi Võ Vương đã bỏ cũ làm mới nhiều cung điện, chắc chắn nếu ông không phá bỏ hết Phủ Dương Xuân cũ để làm lại cái mới thì chí ít ông cũng sửa sang lại Phủ Dương Xuân cho đẹp đẽ, khang trang, xứng đáng với những cung điện khác của ông để ông ở vào những tháng mùa đông như L.Cadière vừa nhắc trong đoạn trích trên. Người viết lịch sử Phủ Dương Xuân đầu tiên là Lê Quý Đôn: “Ở về mạn thượng lưu bờ Nam ngạn, có Phủ Dương Xuân, Phủ Cam. Đi lên phía trên nữa (hựu kỳ thượng) có Phủ Tập Tượng là nơi dành để luyện tập voi. Người ta lại còn xây Điện Trường Lạc, Hiên Duyệt Võ [...]. Các ngôi nhà đều có nền móng bằng phẳng, đều được lát gạch và lát đá cả ”. [5] (Xem A.036). L. Cadière căn cứ trên Tạp chí Viễn Đông (Revue d’Extrême Orient, tome III, tr.98) để nhắc đến nhà buôn Pháp Pierre Poivre (xem A.037).                      

            Qua tìm hiểu được biết nhà buôn Pháp nầy đã đến xứ Đàng Trong vào cuối năm 1749, sau khi mua hàng hoá ở Hội An xong, ông lên đường ra Huế thì gặp chúa Nguyễn và được chúa Võ Vương tiếp đón tử tế tại cung điện Mùa Đông (tức Phủ Dương Xuân) vào ngày 29-11-1749. Nhưng sau vì sự tranh chấp, Pierre Poivre đã bắt cóc một người phiên dịch Việt Nam bỏ lên tàu chở đi. Để trừng trị, chúa Nguyễn cho áp giải giáo sĩ Pháp Lefèbre vào Tourane để đuổi theo Pierre Poivre và trục xuất hết các giáo sĩ khác,

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia