Tôi may mắn được chứng kiến hầu hết các hiện vật lấy từ lòng đất sân vườn chùa Thiền Lâm từ năm 1990 đến nhiều năm sau đó. Hằng ngàn viên gạch vồ, hàng mấy chục viên đá táng, hàng chục viên đá khối. Hầu như toàn bộ gạch vồ đã được tận dụng lại để xây chỗ ăn, chỗ ở cho nhà chùa, số gạch vỡ được đập nhỏ đúc táp-lô xây nhà, phần lớn đá táng và đá khối lớn quá không tái sử dụng được nên sau gần 20 năm vẫn nằm trong sân vườn chùa hoặc dùng làm đôn kê các chậu hoa. (Xem từ A.026 đến A.034).

Qua những hiện vật phát hiện ở chùa Thiền Lâm chứng tỏ lúc mở đường Nam Giao Tân Lộ (1878-1898), chùa Thiền Lâm cũ đã được dời xây dựng lại về phía tây và dựng trên một khu đất đã từng vùi lấp một kiến trúc nào đó đã bị triệt phá. Và, đúng như nhận định của Thượng tọa trụ trì chùa Thiền Lâm Thích Chơn Trí: “Gạch, đá đó phải là của những kiến trúc lịch sử quan trọng có liên quan đến vua chúa!”

Thế kiến trúc quan trọng ấy là kiến trúc gì? Của các triều đại trước nào? Vì sao không sử dụng lại những vật liệu tốt ấy? Và, vì sao lại chôn sâu xuống đất rồi dựng chùa lên trên ?

 

Chú thích Chương Bốn

 

[1]. Trần Đại Vinh-Nguyễn Hữu Thông-Lê Văn Sách , Danh lam xứ Huế, Nxb Hội Nhà văn, H. 1993, tr. 220.

[2]. Thích Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, Ủy ban phiên dịch Sử liệu Việt Nam, Viện Đại học Huế, 1963, tr.42.

[3]. Như [2].

[4]. Như, tr.41.

[5]. Như [2], tr.42.

[6]. Phan Huy Ích,Dật thi lược toản, bản chữ Hán (Viện Hán Nôm).

[7]. L. Cadière, Les Tombeaux Annamites dans les environs de Hué, BAVH 1928, tr.22, 27, 40.

[8]. Xem Bản đồ Giải thửa ấp Bình An  H.013B.

[9]. Từ  Đàm, Thiền sư Liễu Quán chùa Thiền Tôn, Huế, Tập san Phật giáo (?), tr.56.

[10]. Đại Nam nhất thống chí, (đời Tự Đức), tập I, bản dịch của Viện Sử học, Nxb KHXH, 1969, tr.181.

[11]. Đại nam nhất thống chí, (đời Duy Tân), Thừa Thiên phủ, tập Thượng, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa Bộ QGGD, SG.1961, tr.88.

[12]. Đại Nam nhất thống chí, (đời Tự Đức), tập I, bản dịch của Viện Sử học, Nxb KHXH, 1969, tr.181.

[13]. Đại Nam nhất thống chí, (đời Duy Tân), Thừa Thiên phủ, tập Thượng, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa Bộ QGGD, SG.1961, tr.88.

[14]. Đại Nam thực lục chính biên, tập XXII, KHXH, H. 1969, tr.159.

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia