2. Chùa Thiền Lâm bị ghi “nhầm” địa chỉ ?

Như trên đã đề cập, chùa Thiền Lâm thuở khai sơn tọa lạc trên đất xã Dương Xuân. Vùng đất dựng chùa Thiền Lâm và chùa Từ Đàm ở phía sau, theo tấm bia Sa Thạch dựng năm 1746 trước chùa Thiền Tôn ghi “công hạnh tu chứng và đạo của Tổ Liễu Quán” cho biết đó là vùng núi “Long Sơn 龍山 ” [9]. Theo địa bạ làng Phú Xuân, đặc biệt là địa bạ và bản đồ giải thửa ấp Bình An (nơi chùa Thiền Lâm tọa lạc ngày nay) không nói rõ tên, nhưng gọi chung vùng đó là lâm lộc (chân núi) thuộc xã Dương Xuân. Đầu thế kỷ thứ XIX, vua Gia Long xây dựng Kinh thành, dân làng Phú Xuân nhường đất trong làng cho vua, đổi lại, vua cho phép dân Phú Xuân được đi lập làng các nơi, làng mới ở bất cứ nơi đâu vẫn trực thuộc xã Phú Xuân huyện Hương Trà như cũ. Một số dân Phú Xuân đã lên lập nghiệp ở phía nam sông Hương thuộc đất xã Dương Xuân. Số dân này lập ra ba ấp Trường Giang 長江 , Trường Cửu 長久 (hay gọi là Cởi) và Bình An 平安。Phần đất còn lại của Dương Xuân chia làm hai xã Dương Xuân Thượng và Dương Xuân Hạ. Thời Tự Đức, viết Đại Nam nhất thống chí, các sử thần triều Nguyễn ghi địa chỉ chùa Thiền Lâm và các di tích chung quanh theo địa chỉ mới một cách thống nhất là “ấp hoặc gò Bình An” thuộc xã Phú Xuân [10]. Ta cũng biết huyện Hương Thủy ra đời từ năm Minh Mạng 16 (1835) và từ đó hai xã Dương Xuân Thượng, Dương Xuân Hạ và xã Phú Xuân (với 3 ấp Bình An, Trường Cởi (Cửu), Trường Giang) đều trực thuộc về Hương Thủy.

Căn căn cứ trên bản đồ giải thửa ấp Bình An lập năm Thành Thái thứ 19 (1907) - trước khi Đại Nam nhất thống chí thời Duy Tân ấn hành 6 năm (1907-1913) - trong Bản đồ giải thửa ấp Bình An (xem A.020), cho thấy khuôn viên đất chùa Thiền Lâm bị Nam Giao Tân Lộ 南郊新路 cắt ngang, phía đông giáp với Đình ấp Bình An, phía tây gần giáp với đất nhà họ Nguyễn Hữu (nhà ông Oánh sau nầy) và một cụm ba chùa Tịnh Độ, Phổ Phúc (chùa Vạn Phước sau nầy) và chùa Tuệ Lâm.

Tài liệu lịch sử, tư liệu bản đồ và thực địa rõ ràng đến như thế nhưng chúng tôi phải mất nhiều năm mới tìm được đích xác nơi tọa lạc chùa Thiền Lâm. Xin giải thích sự chậm trễ đó như sau:

Ấp Bình An là một trong ba ấp nối liền nhau Trường Giang, Bình An, Trường Cửu (Cởi) mới thành lập từ sau ngày vua Gia Long xây dựng Kinh thành Huế (1804) trên đất của xã Dương Xuân (thuộc huyện Hương Trà) và 3 ấp không thuộc xã Dương Xuân mà trực thuộc xã Phú Xuân có Đình làng tại làng Phú Xuân cũ (nay thuộc phường Tây Lộc ở phía tây bắc Kinh thành Huế). Thời Minh Mạng (1835) thành lập huyện Hương Thủy, xã Phú Xuân có 3 ấp nầy thuộc huyện Hương Thủy.

            Bản thảo sách  Đại Nam nhất thống chí soạn thời Tự Đức viết 5 ngôi chùa  Kim Tiên, Tuệ Lâm, Từ Đàm, Viên Giác, Thiền Lâm đều ở ấp Bình An 平安邑 (Xem A.021).  

            Sách Đại Nam nhất thống chí biên soạn xong từ thời Tự Đức nhưng nhà vua chưa cho khắc in vì nhiều chỗ chưa “ổn”, sau đó Thất thủ Kinh đô, những chỗ chưa ổn đành phải xếp lại. Đến đời Thành Thái, Duy Tân, từ bản thảo thời Tự Đức, cụ Cao Xuân Dục biên tập lại và chính thức cho khắc in vào đời Duy Tân nên cũng gọi là Địa lý đời Duy

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia