2. Phương pháp khảo sát

            Ngày xưa các sử thần viết sử ngắn, gọn và dùng từ rất chính xác. Muốn hiểu khi nào các sử thần triều Nguyễn dùng chữ “nam” như “nam sông Hương”, “phía nam Kinh Thành”, các từ ấy giống nhau và khác nhau như thế nào tôi đã phải đọc kỹ bộ sách Đại Nam nhất thống chí (tập Kinh sư và Thừa Thiên Phủ) của Quốc Sử quán triều Nguyễn. Qua thống kê, so sánh, tôi thấy: 

a) Địa điểm thuộc thì lấy huyện lỵ làm gốc: Sông Thọ Lộc (Đập Đá qua Phường Vỹ Dạ ngày nay) ở phía Bắc huyện 17 dặm; cửa sông ở bờ phía nam Hương Giang thuộc xã Thiên Lộc [1] ; Gò Thiên Mụ ở phía tây nam huyện Hương Trà độ 5 dặm [2];       

b) Địa điểm các huyện thì lấy phủ lỵ (Thừa Thiên) làm gốc: Huyện Phú Vang ở phía đông bắc phủ 14 dặm... [3] ; Huyện Quảng Điền ở phía đông bắc phủ 14 dặm...  [4]

c) Địa điểm thuộc Kinh thành Huế lấy Kinh thành làm gốc: Chùa Diệu Đế ở ấp Xuân Lộc ngoài Kinh thành [5]; Thuyền xưởng (trước trường Quốc Học ngày nay) ở bờ phía nam Hương Giang ngoài Kinh thành. [6]

            Qua bản khảo sát, tôi rút ra được nguyên tắc: định phương hướng của một địa danh căn cứ vào một trong ba địa điểm gốc: huyện lỵ, phủ lỵ, và Kinh thành.

            Bờ nam sông Hương rất dài, nhưng nó được cắt ra thành nhiều đoạn để phụ thuộc vào Kinh thành hay huyện lỵ quản lý nó về phương diện hành chính. Vậy:

- Những di tích thuộc Kinh thành nằm phía nam sông Hương cũng gần với “hướng phía nam Kinh thành”. Ngồi trong Kinh thành viết “phía nam sông Hương” cũng có thể hiểu “phía nam Kinh thành”. X nằm ở hướng chính nam Kinh thành.

            Thế cùng nằm ở hướng chính Nam Kinh thành, có những di tích nào  thuộc Kinh thành ?

            Nghiên cứu thư tịch và khảo sát trên thực địa, chúng tôi thấy các sử thần triều Nguyễn dùng từ “phía nam” đối với Kinh thành trong những trường hợp cụ thể  như sau:

            - Phu Văn Lâu: Ở chính trung quách phía nam ngoài Kinh thành. [7]

            - Thuyền xưởng (bờ sông từ nhà bia trước trường Quốc Học đến Hotel 5 Lê Lợi ngày nay). Theo L. Cadière, (BAVH, 1-6/1933, p.130), ở bờ phía nam Hương Giang ngoài Kinh thành. [8]

            - Miếu lịch Đại đế vương, ở xã Dương Xuân (?) phía nam ngoài Kinh thành. [9]

            - Đàn Nam Giao, ở xã An Cựu, phía nam ngoài Kinh thành...[10]

            Khảo sát trên thực địa, nhận thấy tất cả những địa điểm trước Kinh thành được xếp ở phía chính nam ngoài Kinh thành đều nằm trên hoặc hai bên đường trục nối liền hai điểm Phu Văn Lâu và đàn Nam Giao.

            Vì thế mà hai cồn Giã Viên (bãi Dương Xuân xưa) và Cồn Hến (Phú Xuân xưa) tuy ở phía trước hai bên Kinh thành nhưng Đại Nam nhất thống chí lại xếp vào vị trí “phía tây nam trước Kinh thành” (Dương Xuân-Cồn Dã Viên) và “đông nam trước Kinh thành (Phú Xuân-Cồn Hến)”. [11]

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia