trắng và trung tâm màu vàng). Như thế, vị trí của Đan Lăng nằm về phía nam của Kinh đô Phú Xuân lúc ấy.

Đan Dương là “mặt trời đỏ” đúng với tính cách của vua Quang Trung mà Ngọc Hân công chúa đã khóc ông :

Mà nay áo vải, cờ đào

Giúp dân dựng nước biết bao công trình”. [11]

            Hai chữ Sơn Lăng 山陵 cũng gợi lên hình ảnh cái lăng ở vùng núi. (Trong thực tế, vùng đồng bằng xứ Huế hay bị ngập lụt, lăng mộ của vua chúa thường nằm trên vùng núi cả). Đan Lăng tọa lạc ở vùng núi nào ?

      Đứng trước câu hỏi nầy tôi bổng nhớ đến chuyện ông Heinrich Schliemann - một thương gia Đức đã dựa vào hai bộ sử thi Illiade và Odyssée của Homère để khai quật (1870) di chỉ Thành Troie bị vùi sâu trong lòng đất hơn 2000 năm trước và tìm thấy "Kho báu Priam" ở phía Đông Bắc bán đảo Xiasia.(Xem A.009 và A.010).

Heinrich Schliemann là người Đức, đi khai quật một di chỉ được biết đến trong chuyện thần thoại ở Thổ Nhĩ Kỳ hơn 2000 năm trước mà thành công. Chúng ta có đến hàng chục câu thơ và nguyên chú của các trọng thần thời Quang Trung và nhiều tài liệu khác nữa về Lăng Đan Dương, và chỉ cách chúng ta mới hơn 200 năm (1/10 thời gian của Thành Troie với Heinrich Schliemann) ở ngay trên đất Huế, vô lẽ chúng ta không trả lời câu hỏi nầy được sao ?

Khát vọng trả lời câu hỏi nầy cháy bỏng trong tôi gần 1/3 thế kỷ qua. 

Chú thích Chương Hai

 

[1]. Ngô Thì Nhậm tác phẩm, tập II, Nxb Văn Học & TTNC Quốc Học, H. 2001, tr.369-370.

[2]. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, Nxb KHXH, H. 1978, t.I, tr.213-214.

[3]. Trích của Đặng Phương Nghi, Tập san Sử  Địa, số  9-10, tr.235.

[4]. Bùi Dương Lịch (?), Lê Quý dật sử, bản dịch của Phạm Văn Thắm, Nxb KHXH, H. 1987, tr.90, trích lại của PTA.

[5]. Trích của Đặng Phương Nghi, Những ngày tàn của Tây Sơn dưới mắt các Giáo sĩ Tây phương, Tập san Sử Địa số 21/1971, chuyên đề 200 Phong trào Tây Sơn,  tr.180.

[6]. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, tập I, tr.196.

[7]. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, tập I, tr.230.

[8]. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, tập I, tr.230.

[9]. Thơ văn Phan Huy Ích, tập III, "Dụ Am ngâm lục", KHXH, H. 1978, tr.43.

[10]. Hoàng Thúc Trâm, Quốc văn đời Tây Sơn, Vĩnh Bảo, SG. 1950, tr.40.

Sự kiện nầy chứng tỏ đến năm 1799 lăng mộ vua Quang Trung vẫn ở chỗ táng đầu tiên tại bờ nam sông Hương (mộ Nguyễn Văn Huệ “táng vu Hương giang chi nam” (Liệt truyện, t.XXX). Đầu năm 1801, hài cốt bà Ngọc Hân được bí mật dời về quê ngoại là làng Nành (Bắc Ninh). Đến đời Thiệu Trị thì bị phát hiện và bị đào bới vất xương cốt xuống sông. Từ đó hài cốt và lăng mộ của Bắc cung Hòang hậu Lê Ngọc Hân không còn dấu tích gì nữa.

[11]. Lê Ngọc Hân, Ai Tư Vãn, câu 67-68, trích lại của Phạm Văn Đang, Văn học Tây Sơn, Nxb Lửa Thiêng, SG. 1973, 105.

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia