không phải là một câu thơ trong một bài thơ. Câu chú nầy là một thông tin lịch sử, một chỉ dẫn cho đời sau cực kỳ quan trọng trong hoàn cảnh nhà Nguyễn nghiêm cấm đề cập đến những thông tin có liên quan đến Phong trào Tây Sơn, đặc biệt đối với Nguyễn Huệ-Quang Trung.

            Bài thơ và lời chú cho biết vua Quang Trung có một cung điện tên là Đan Dương, cung điện này ở vùng núi, sau đó được sử dụng làm lăng cho vua Quang Trung, nên gọi là Sơn Lăng.

            Không những trong bài Cảm hoài mà trong nhiều bài thơ khác, Ngô Thì Nhậm cũng nhắc đến Đan Dương Lăng, Đan Lăng. Xin trích một số dẫn chứng:

            - Bài thơ “Đạo ý導意 có  viết "Vọng Đan Dương望丹陽[6]

            - Bài “Khâm vãn Đan Dương Lăng” (欽輓丹陽陵 Kính viếng Lăng Đan Dương).

            - Bài “Sóc vọng thị tấu nhạc, Thái Tổ miếu, cung ký”[7] (朔望是奏樂太祖廟恭 Ngày lễ rằm, mồng một tấu nhạc miếu Thái Tổ, kính ghi) có câu: "Đan Lăng thức mục tử vân thâm” (丹陵拭目紫雲深 Chốn Đan Lăng ngước mắt, áng tử vân âm u).

            - Bài “Tòng giá bái tảo Đan Lăng, cung ký" (從駕拜掃丹陵恭記 Theo xa giá đi bái tảo Đan Lăng, kính ghi) [8]. Trong bài thơ này lại có câu: “Sơn Lăng vạn cổ điện Thần kinh” (山陵萬古奠神京  Sơn Lăng muôn thuở ở chốn Kinh đô).

            Người em rể của Ngô Thì Nhậm là Phan Huy Ích (xem A.008) cũng đã nhiều lần đề cập đến Đan Lăng 丹陵. Trong một bài thơ xướng họa với ông anh vợ đồng triều, Phan Huy Ích tâm sự về nỗi nhớ tiếc cuộc gặp gỡ của hai người với vua Quang Trung, khó lòng tìm được một cuộc gặp gỡ như thế nữa. Trước khi viết bài thơ mang số 282, ông đã viết một nguyên dẫn với câu:

Khúc Đan Dương ở trước mặt, muôn nỗi cảm hoài ”. [9]

Năm 1799, bà Thái Vũ Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân mất, Phan Huy Ích viết hộ cho vua Quang Toản một điếu văn, tác giả đã để lộ cho biết triều Quang Toản đã thỏa mãn nguyện vọng muốn được mãi mãi ở cạnh vua Quang Trung của bà Ngọc Hân, triều đình đã cho táng bà bên cạnh lăng vua Quang Trung, tức Đan Dương. Điếu văn có đoạn:

“Nguyện cũ hẳn nay lọn vẹn

Bên Đan Lăng 丹陵  quanh quất mạch liên châu” [10]

Ngoài Kinh thành Phú Xuân, không rõ vua Quang Trung có mấy cung hành tại (hành cung); qua thơ văn của Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích, chúng ta biết được vua Quang Trung có một cung điện ở vùng núi có tên là Đan Dương 丹陵. Sau ngày vua Quang Trung mất, Cung điện Đan Dương được chuyển làm lăng của vua Quang Trung với tên gọi Đan Lăng 丹陵 , Đan Dương Lăng 丹陽陵 hay Sơn Lăng 山陵. Đan Lănglăng đỏ. Ngày xưa đặt tên đất theo Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), những di tích phía nam có mang ý nghĩa đỏ (phía bắc màu đen, phía đông màu xanh, phía tây màu

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia