triều Nguyễn, đã để lại cho chúng ta ít nhiều thông tin về những cung điện bên ngoài Đô thành Phú Xuân thời ấy.

Lời nguyên dẫn bài thơ Phụng thị ngự doanh khâm ngọan nhãn kính (vào hầu ở ngự doanh vua xem kính đeo mắt, kính ghi), Ngô Thì Nhậm viết: “xa giá về cung hành tại, tôi ngồi chờ ở Phù Bảo viện (nơi giữ ấn tín của vua)”.[2]

            Lời nguyên dẫn cho biết vua Quang Trung có một cung hành tại để “về”. Cung hành tại phải lớn thì ở đó mới có một Phù Bảo viện  扶保院 riêng.

            Theo tư liệu của các giáo sĩ Thiên chúa giáo lúc ấy cũng cho biết vua Quang Trung có một dinh điện riêng. Trong lá thư viết ngày 23-7-1788, tại Phú Xuân, giáo sĩ La Bartette cho biết:

Từ khi Tân vương (Nguyễn Huệ) về Phú Xuân, ông ấy bận phòng ngự: ông đã cho xây cất một bức tường cao 20 pied chung quanh Dinh ông. Hình như ông gấp lắm, ông bắt mọi người làm việc sáng đêm không nghỉ. Người ta nói rằng ông cho đặt súng đại bác chung quanh. […] Người ta tin rằng Ông làm như vậy vì ông sợ thủy quân (địch). Chính tại thành này ông đã cất số vàng bạc ông đã kiếm được ở Bắc Kỳ". [3]

Sách Lê Quý dật sử ghi rằng vào năm 1789 (Kỷ Dậu) sau khi Bắc tiến đánh đuổi quân Thanh “Nguyễn Huệ thắng trận trở về, bèn…đắp thêm thành quách, mở rộng cung điện”[4].Việc nầy không thể thực hiện trong Đô thành Phú Xuân mà phải ở một nơi khác ngoài Đô thành Phú Xuân. (Vì Đô thành Phú Xuân đã được Nguyễn Phúc Khoát (Hoạt) xây dựng với thành cao, hào sâu rồi).

Chúng ta không biết Cung điện hay Dinh của vua Quang Trung hồi ấy ở đâu, bởi vì khi Nguyễn Vương trở lại Phú Xuân cuối năm 1801, ông ta đã cho quân lính đập phá, triệt hạ hết tất cả những gì liên quan đến Phong trào Tây Sơn, chắc chắn Cung điện hay Dinh ấy đã bị phá hủy hoàn toàn rồi. Ông Barisy là một nhân chứng có mặt trong đoàn quân của Nguyễn Vương khi trở lại Phú Xuân lúc ấy cho biết:

Nguyễn Vương đã để cho cướp phá tất cả dinh thự của các tướng địch (Tây Sơn) và tôi tức giận các binh lính đã đập vỡ và phá hủy tất cả những thứ lọt vào tay họ; chắc chắn có những toà nhà tuy xây cất theo lối Trung Hoa nhưng nếu ở Paris thì có lẽ được coi là những lâu đài tráng lệ, nhiều vườn đẹp trồng nhiều dị thảo và nhiều bình choé Nhật Bản”. [5]

Vậy thì Cung hành tại, Cung điện hay Dinh của vua Quang Trung đã bị đập phá ấy tên gì? Ở đâu ?

Ngày 29-7 (nhuận) năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung mất. Ngô Thì Nhậm được cử sang Trung Quốc báo tang và cầu phong cho vua Cảnh Thịnh (Quang Toản). Vì uy tín của vua Quang Trung rất lớn, nhà nước Trung Hoa lúc ấy đã có những nghi lễ đón tiếp trọng thị. Điều đó làm cho Ngô Thì Nhậm càng cảm niệm công ơn to lớn của vua Quang Trung. Trong khi đang xúc động ấy, ông đã viết bài Cảm hoài  感懷 (Xúc động trong lòng) và ghi một lời chú ở dưới bài thơ. Câu 8 bài thơ: “Đan Dương cung điện nhật tam thu” (丹陽宮殿日三秋 Trông về Cung điện Đan Dương một ngày coi bằng ba thu). Tác giả chú thêm một thông tin: “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta” như tôi đã dẫn ở trên. Đây là một nguyên chú ở dưới bài thơ chứ

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia