đừng lo âu, đừng sợ giặc. Các ngươi hãy để mắt nhìn, để tai nghe, xem Trẫm sẽ làm gì” [6].

   Để có thể củng cố được tinh thần của quân dân, vua Quang Trung đã dùng những lời Hịch mạnh mẽ như thế. Sự thực không ai hiểu sức mạnh trỗi dậy của quân Gia Định trong tay Nguyễn Ánh bằng Ông. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi ở Phú Xuân (12-1788) thì trước đó bốn tháng (8-1788), Nguyễn Ánh cũng đã vào thành Gia Định “chiêu yên trăm họ, sửa sang phép tắc và phong thưởng cho các tướng sĩ”[7], được trí thức và nhân dân đồng bằng sông Cửu Long theo về rất đông. Đặc biệt trong đội quân Gia Định có nhiều quân tướng đã từng chiến đấu dưới cờ của Phong trào Tây Sơn.

   Vua Quang Trung chưa hề biết thua trận, Ông tin có đủ sức dẹp yên sự trỗi dậy của dòng họ Nguyễn. Nhưng Ông cũng biết, nếu không có Ông hay không phải là Ông thì khó có ai đương đầu nổi với quân Gia Định. Chính vì mối bận tâm với dòng họ Nguyễn nên hồi cuối năm Canh Tuất (1790), vua Quang Trung đã thực hiện tập quán phương Đông triệt hạ dòng họ Nguyễn bằng cách cho quật tất cả mồ mả của các chúa Nguyễn ở Phú Xuân [8]. Hành động đó làm tăng lên lòng căm thù của những người theo Nguyễn Ánh chống Phong trào Tây Sơn. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của dòng họ Nguyễn cũng làm cho vua Quang Trung càng không yên tâm đứng chân ở Phú Xuân.

   Từ lúc chưa lên ngôi, tháng 5 năm Mậu Dần (1788), Nguyễn Huệ đã có quyết định dời Kinh đô ra Nghệ An.

   Đó là những mối bận tâm làm cho vua Quang Trung mất ăn mất ngủ. Những tư liệu thuật lại lời trối trăng của vua Quang Trung với triều thần trước khi Ông mất lại càng rõ hơn. Vua Quang Trung nói:

Khi ta thác rồi, việc chôn cất phải sơ sài trong một tháng cho xong mà thôi. Bọn ngươi phải phò Thái tử sớm dời về Vĩnh Đô (Nghệ An) để khống chế thiên hạ. Nếu không như thế, thì binh Gia Định đến, bọn ngươi không có chỗ chôn” [9].

1.2.Về cái chết đột ngột của vua Quang Trung

Đối phó với tình hình quá căng thẳng, vua Quang Trung đã ngã bệnh.

Theo Ai Tư Vãn của công chúa Ngọc Hân, vua nằm trị bệnh một thời gian rồi mới mất. Bà kể lại trong nỗi xót thương:

               “Từ nắng hạ mưa thu trái tiết

               Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên

               Xiết bao kinh sợ lo phiền,

               Miếu thần đã đảo, thuốc tiên lại cầu

               Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước

               Phương pháp nào đổi được cùng chăng?”

   Nhà vua bị bệnh vào những ngày cuối hạ đầu thu, mưa nắng thất thường của xứ Huế. Khi biết mình không thể qua được cơn bệnh, vua Quang Trung đã cho mời hai trọng thần là Trần Quang Diệu và Trần Văn Kỷ đến bên giường bệnh dặn dò mọi lẽ.

            Ngày 29 tháng 7 năm Nhâm Tý (tức 16-9-1792), vua băng. Trong những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, không rõ kê cứu vào cuốn sử nào mà Tiến sĩ Đỗ Bang

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia