- Đôi điều thương xác về vị trí Phủ Dương Xuân thời Tiền Nguyễn của Trần Viết Điền và Lê Nguyễn Lưu

- Chung quanh việc tìm kiếm Phủ Dương Xuân và lăng mộ vua Quang Trung của Hồ Tấn Phan.

Hai bài phê bình nầy sử dụng những tài liệu chưa được khảo chứng và những suy luận võ đoán hòng “đánh đổ” toàn bộ những thông tin mới trong hai bài nghiên cứu của tôi trên Tạp chí Kiến thức ngày nay.

Đầu năm 1992, cơ quan Sở Khoa học và Kỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức một cuộc toạ đàm khoa học để tôi đối thoại trực tiếp với các tác giả trên. Qua cuộc toạ đàm đó tôi chỉ ra những sai lầm của L.Cadière cho rằng, Phủ Dương Xuân trên khu “Ruộng Phủ” chung quanh Điện Trường Lạc giữa cánh đồng Bầu Vá của xã Dương Xuân mà anh Hồ Tấn Phan đã sử dụng để phê phán công trình nghiên cứu của tôi. Tôi đã nêu lên 8 điểm mâu thuẫn trong bài phê bình của anh Hồ Tấn Phan và cả hai tác giả Trần Viết Điền và Lê Nguyễn Lưu. Các tác giả không đủ lý lẽ để bảo vệ các bài viết của mình nên ý đồ muốn đánh đổ công trình nghiên cứu của tôi không có kết quả. (Xem bài Đối thoại trong Phần thứ III).

Nhưng có điều lạ là: Thông tin Khoa học và Công nghệ của Ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đăng hai bài của Hồ Tấn Phan và Trần Viết Điền, Lê Nguyễn Lưu phê phán các bài viết của tôi, nhưng sau đó họ không đăng bài mà tôi đã chỉ ra những sai lầm của hai bài viết đó. Vì thế những ý kiến của các tác giả làm nhiễu thông tin vẫn tồn tại âm ỉ trong dư luận quần chúng. (Mãi cho đến những năm gần đây vẫn còn có người nhắc đến các bài viết ấy).

Đến mùa thu năm 1992 tôi lại viết tiếp trên Báo Lao động bài:

- Đi tìm dấu tích lăng Quang Trung (Số 35/92, 13-9-1992).

Tiếp đến tôi đi báo cáo ở Viện Sử học (Hà Nội), ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, ở Viện Khảo cổ học Việt Nam, ở Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội và nhân văn tại Thành phố Hồ Chí Minh .v.v. Và, đặc biệt tôi gởi bản thảo Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung  nhờ chị Thu Lê trong Hội Người Yêu Huế tại Pháp chuyển tận tay học giả Hoàng Xuân Hãn ở Paris. Học giả Hoàng Xuân Hãn đã đọc kỹ và ông cẩn thận tra cứu lại những tài liệu mà tôi đã trích dẫn, cuối cùng ông mới cho rằng công trình nghiên cứu của tôi đúng. Ông viết thư cho tôi và kêu gọi các địa phương ở Thừa Thiên Huế, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh đặt kế hoạch giúp đỡ tiền bạc trùng tu tôn tạo lại cảnh quan khu di tích có liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung ở ấp Bình An để đưa vào khai thác phục vụ du lịch. (Xem nguyên văn lá thư trong Phần III). Nhờ công trình nghiên cứu của tôi có giá trị như một khám phá, nhờ sự ủng hộ của học giả Hoàng Xuân Hãn, và nhờ sự nhiệt tình của hai nhà sử học của Viện Sử học là Dương Trung Quốc (Tổng thư ký Hội Sử học) và Nguyễn Quang Ân (Phụ trách Phòng tư liệu Viện Sử học), nên công trình nghiên cứu Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung của tôi đã được Viện Sử học Việt Nam (Hà Nội, 1992) xuất bản trong loại sách Tài liệu tham khảo Lịch sử Việt Nam.

Cuốn sách nhỏ chỉ có 150 trang khổ 13x19cm được xem như một đóng góp (contribution) một giải pháp mới cho một vấn đề lịch sử, không những là một thao thức của giới nghiên cứu mà còn của dân tộc Việt trong và ngoài nước hơn nửa thế kỷ qua. Công trình của tôi được nhiều nhà sử học, nhà văn hoá có trách nhiệm ủng hộ. Tại Pháp,

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia