3.Thứ ba, vài chuyện gọi là “phủ một lớp mù”. Tôi lấy một chuyện mà Phật giáo Thuận Hóa Phú Xuân rất kính quý. Đó là trường hợp sử sách nhà Nguyễn viết về Hòa thượng Thạch Liêm Thích Đại Sán. Đọc Hải Ngoại Kỷ Sự ta biết Hòa thượng Thạch Liêm Thích Đại Sán đã đến Thuận Hóa từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 6 năm Ất Hợi (1695). Tại chùa Thiền Lâm Hòa thượng Thạch Liêm truyền Sa-nhi-Giới, Truyền Tỳ-kheo-giới, với hàng ngàn người ở Thuận Hóa, Quảng Nam đến thọ giới, Chùa Thiền Lâm được mở rộng thành một Thiền viện lớn nhất đầu tiên ở xứ Đàng Trong. Hòa thượng dự lễ lạc thành Phật viện trong Vương cung, truyền dạy cho chúa Nguyễn Phúc Chu thuật trị nước.v.v. Tháng 6 năm ấy Hòa thượng vào Đà Nẵng để về Trung Quốc. Không ngờ gió bảo Hòa thượng không về được chúa Nguyễn Phúc Chu cho người vào Đà Nẵng mời Hòa thượng về Huế nghỉ lại an dưỡng ở chùa Thiên Mụ. Tám tháng sau Hòa thượng về Trung Quốc. Thế nhưng khi viết tiểu sử Hòa thượng Thạch Liêm Thích Đại Sán, Đại Nam Liệt Truyện Tiền biên của Triều Nguyễn chỉ viết chuyện Hòa thượng ở chùa Thiên Mụ mà không hề nhắc đến một chữ Thiền Lâm trong Tiểu truyện của Hòa thương Thạch Liêm. Tức là các sử thần Triều Nguyễn giấu chuyện Hòa thượng Thạch Liêm liên quan đến chùa Thiền Lâm. Viết lịch sử chùa Thiền Lâm ĐNNTC (thời Tự Đức cũng như thời Duy Tân) chỉ viết lấp lửng “Tương truyền Hòa-thượng Thạch-Liêm lập lên” Tương truyền có nghĩa là chưa chắc. Phải chăng các sử thần viết Liệt truyện thiếu tài liệu về Thạch Liêm? Không. Chính trong Liệt truyện viết về Thạch Liêm các sử thần có cho biết: “Liêm trước tác có tập Ly lục đường thi, và tập Hải Ngoại Kỷ Sự lưu hành ở đời”. Biết có Hải Ngoại Kỷ Sự mà không biết Thạch Liêm là người khai sơn Thiền Lâm Viện sao? Rõ ràng họ biết rõ nhưng giấu. Và để đừng ai nhắc đến Thạch Liêm Thích Đại Sán là người khai sơn Thiền Lâm Viện. Các ngài cho khắc lại tấm bia một ngôi tháp cũ rằng Hòa thượng Khắc Huyền khai sơn Thiền Lâm viện là bịt kín thông tin luôn cho đến ngày nay. Thiên hạ yên chí, không ai nghĩ gì đến mối liên hệ giữa chùa Thiền Lâm và Hòa thượng Thạch Liêm Thích Đại Sán nữa. Vì sao muốn giấu mối quan hệ đó, vì Hòa thượng Thạch Liêm hay vì chùa Thiền Lâm ở gần Cung điện Đan Dương có lăng Đan Dương của vua Quang Trung đã bị quật phá, chôn sâu dưới đất mà tôi đã dẫn ở phần đầu cuốn sách nầy?

Lịch sử Chùa/viện Thiền Lâm bị triều Nguyễn làm nhiễu thông tin bằng các biện pháp:

- Chùa không có người khai sơn, gán cho một người là Hòa thượng Khắc Huyền khai sơn;

- Đã cho Hòa thượng Khắc Huyền khai sơn, nhưng không viết là chùa mà cho là viện, làm lẫn giữa chùa và viện;

- Chùa Thiền Lâm đã được Thạch Liêm nâng lên thành viện thực hiện hàng chục Phật sự mang tính lịch sử nhưng giấu kín khi viết tiểu sử Thạch Liêm trong Liệt truyện;

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia