Qua Hải Ngoại Kỷ Sự của Thích Đại Sán cùng với thông tin ghi ở bia tháp Hòa thượng Khắc Huyền ta có thể khẳng định Thạch Liêm không thể là người “dựng” hay “lập nên” chùa Thiền Lâm (Chùa chứ không phải viện). Lịch sử chùa Thiền Lâm và thông tin về những Phật sự của Hòa thượng Thạch Liêm ở chúa Thiền Lâm thời Nguyễn Phúc Chu như thế nào, chắc chắn các sử thần triều Nguyễn nắm rất rõ. Thế thì tại sao, các tác giả ĐNNTC lại viết một cách lấp lửng như vậy?

Như vậy tháp và nội dung bia tháp Hoà thượng Khắc Huyền cũng chưa đáng tin cậy.

Hơn 30 năm qua tôi đã đến khảo sát nghiên cứu Tháp và bia lăng Hoà thượng Khắc Huyền nhiều lần.

Dòng lạc khoản bên tay trái người đọc khắc:

“Chính Hòa nhị thập thất niên, tứ nguyệt cát nhật”.

Nhận định: Theo Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu của Nguyễn Bá Trác, thì không có năm Chính Hòa nhị thập thất niên (năm thứ 27). Nếu có thì nhằm vào năm 1706. Niên hiệu Chính Hòa của vua Lê Hy Tông chỉ đến Chính Hòa nhị thập ngũ niên (năm thứ 25) [5] mà thôi. Năm 1706 là năm Vĩnh Thịnh thứ hai của vua Lê Dụ Tông. Chùa Thiền Lâm của chúa Nguyễn Phúc Chu mà khắc sai về thời gian đến thế được sao?

Nhưng điều nầy có thể thông cảm vì thời đó Nam Bắc phân tranh, ở Thuận Hóa không cập nhật được sự thay đổi ở Thăng Long.

Dòng chữ lớn khắc giữa lòng bia:

“Sắc tứ Động thượng chính tông khai sơn Thiền Lâm viện Khắc Huyền Lão Tổ Hòa Thượng chi tháp”.


[5] Nguyễn Bá Trác, Hoàng Việt Giáp Tý Niên Biểu, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, SG 1963, tr.302.

 

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia