CHƯƠNG BỐN

Chùa Thiền Lâm

– cung đình triều Quang Trung - Quang Toản

Từ sau năm Nhâm Thìn (1712) cho đến nhiều thập kỷ sau, Phật sự ở Thiền Lâm viện như thế nào đến nay vẫn chưa tìm được thông tin tư liệu. Qua Đại Nam Nhất Thống Chí (soạn cuối triều Tự Đức, biên tập lại và khắc in vào triều Duy Tân) viết về chùa Thiền Lâm cho biết:

Bên tả chùa có 1 cái chuông đồng lớn cao 4 thước, lưng tròn 6 thước, dày 4 tấc, ở bên có khắc chữ: đúc năm Vĩnh-Thạnh 12 (1716), Vĩnh-Thạnh tức là niên hiệu vua Lê-Dụ-Tôn vậy. Đầu niên hiệu Gia-Long dẹp xong Bắc-Thành chở về đăng vào kho, sau sửa chùa xong, dời đem lên chùa [1]

Không rõ quả chuông lịch sử được đúc trong hoàn cảnh nào (?).

Mãi cho đến sau ngày Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ - từ Qui Nhơn kéo quân ra, giải phóng Phú Xuân trong tay Quân Trịnh vào năm Bính Ngọ (1786), thông tin tư liệu về chùa Thiền Lâm mới xuất hiện trở lại.  

Trước tiên, trong Lời dẫn bài thơ Mùa xuân ở công quán ghi việc của Phan Huy Ích – một trọng thần thời Quang Trung-Quang Toản, viết:

H.22. UB KHXH VN – Ban Hán Nôm: Thơ văn Phan Huy Ích, tập II, “Dụ Am ngâm lục”, KHXH, H.1978, tr.86.


[1] Đại Nam Nhất Thống Chí, Thừa Thiên Phủ (Tập Thượng), Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Nha Văn hóa, Bộ QGGD, Sài Gòn 1961, tr.88.

 

Trang tiếp theo Trang trước 
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia