- 12-04-Ất hợi (14-5-1695) Tân giới tử làm phép “Cổ Phật khất thực” tạ công đức thành tựu của Quốc vương (tr.90);
- 15-04-Ất hợi (17-5-1695) Ra Diễn Võ Trường xem voi thao diễn [8] ;
- 03-06-Ất hợi (3-7-1695) cáo từ Quốc Vương, được Quốc vương cho người rước vào cung (15-06-Ất hợi – 15-7-1605) găp gỡ lần cuối [9].
Hơn 5 tháng hoằng pháp ở Thuận Hóa, ngày 28-06-Ất hợi (28-7-1695) Hòa thượng Thích Đại Sán rời Thuận Hoá vào Đà Nẵng để đáp tàu về Quảng Đông[10].
Chùa Thiền Lâm phát triển thành “viện” vào thời gian sau năm 1695 là năm Hòa Thượng Thạch Liêm mở Đại giới đàn ở đây.
Tại bia tháp ngài Liễu Quán có câu:
“Nhâm Thìn hạ, sư lai quảng tấn toàn viện”.
Vào mùa hạ năm Nhâm Thìn (1712), ngài Minh Hoằng Tử Dung đến để coi sóc và sách tấn toàn viện. Chữ “toàn viện” đây có lẽ được gọi chính thức vào mùa an cư kiết hạ năm Nhâm Thìn (1712) ấy, chư tăng cả hai đạo Thuận Hóa và Quảng Nam vân tập về Thiền Lâm để mở trường hạ và thỉnh ngài Minh Hoằng Tử Dung làm thiền chủ; nên ngài đã từ Ấn Tôn Tự (chùa Từ Đàm sau nầy) đến Thiền Lâm Viện để sách tấn chư tăng và làm lễ vào hạ [11].
[8] Thích Đại Sán, Sđd, tr.92.
[9] Thích Đại Sán, Sđd, tr.126.
[10] Thích Đại Sán, Sđd, tr.132. Nhưng vì gió bão, không về Quảng Đông được, chúa Nguyễn Phúc Chu cho người vảo rước Hòa thượng về lại Thuận Hóa (15-10-Ất Hợi nhằm ngày 10-11-1695) dưỡng nhàn ở chùa Thiên Mụ (HNKS, tr.99). Tám tháng sau mới rời Đại Việt vào Hạ tuần tháng 6 năm Bính tý 1696.
[11] Theo Hà Xuân Liêm, Những Ngôi Chùa Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế 2000.