Phát biểu của Nguyễn Khoa Điềm
Từ lâu, chúng ta không biết trả lời với cả nước như thế nào về việc Quang Trung Nguyễn Huệ mà lại không còn một chỗ nào để cắm một cái bảng rằng: Đây là nơi an nghĩ của vị anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung. Đó là cái điều chúng ta rất khó trả lời trước cả nước. Cho nên tôi nghĩ rằng cái việc của anh Xuân đã làm rất tâm huyết nhưng cũng là việc của các nhà khoa học, của Đảng bộ TTH nữa. Phải trả lời chứ! Không lẽ các nơi khác người ta làm được mà mình lại không làm được sao? Trả lời cái chuyện chỗ nào là nơi Hoàng đế Quang Trung đã yên nghỉ. Cho dù hài cốt của ông đã bị chuyển đi nơi khác đi nữa thì chỗ yên nghỉ đầu tiên vẫn là nơi quan trọng. Và chỗ đó phải được cắm mốc để cho người ta đến đó. Ta không rối trí với ý kiến cho rằng hài cốt của ông đã di chuyển đi chỗ khác rồi. Chuyện đó các nhà khoa học sẽ nghiên cứu thêm. Nhưng mà tôi cho rằng phải ghi cho được nơi Hoàng đế vừa nằm xuống. Đó là điều quan trọng. Cái thứ hai là chung quanh những ý kiến khác nhau thì vẫn cứ chấp nhận cái tiểu dị nhưng cái đại đồng thì đã rõ. Có khả năng tiến tới cái đại đồng trong cái tiểu dị nầy. Vẫn còn cái tiểu dị nhưng cái đại đồng đã có rồi. Là khu vực nam Huế đó, Dương Xuân Thượng, Dương Xuân Hạ đó. Chắc chắn Hoàng đế Quang Trung đã nằm đó rồi. Bây giờ chỉ còn vấn đề là nằm ở đâu. Tôi nghĩ rằng ý kiến anh Xuân đưa không phải là cái mà chúng ta có thể bài bát ngay được đâu. Cái đại đồng là có. Không nên quá khắc nghiệt đến mức chúng ta chịu vế tắc và buông lỏng. Chúng ta có thể tiến tới điều nầy được. Tôi cũng nghĩ rằng kể cả hài cốt vua Quang Trung còn hay mất nằm ở đâu chưa thể có kết luận cuối cùng đâu. Bởi vì khi triều Nguyễn lên và khai quật đi nữa và cũng chưa chắc đã tận pháp được đâu. Cho nên ở chỗ nầy chúng ta cứ bình tĩnh mà nghiên cứu. Bởi vì huyệt mộ của một vị Hoàng đế là khó tìm kiếm lắm. Thậm chí có trác tích(?) ngay trong hòn núi nầy mà muốn thấy được thì cũng phải đào xuống 15,20 mét mới tận huyệt mộ. Tôi đã đến lăng Triệu Văn Vương ở Quảng Châu, sâu lắm. Chỉ có những người mới biết đường đi đào thì khi đó mới tìm được hài cốt thôi. Còn chuyện đào không phải là chuyện dễ đâu. […] Cho nên chung quanh chuyện hài cốt thì chúng ta cứ bình tĩnh. Các bậc đế vương ngày xưa, mồ mã của họ là những chuyện ghê gớm lắm. Còn nói rằng ʽʽdương cưʼʼ với ʽʽâm phầnʼʼ thì cứ bình tĩnh. Bởi vì chùa nhưng cũng có thể là hành cung…Trong cái chỗ thiêng liêng ấy cũng có thể có chỗ mai táng được. Không phải hoàn toàn ʽʽâm phầnʼʼ không thể đưa vào ʽʽdương cưʼʼ đâu. Nói như vậy để thấy rằng những khả năng nào ta thấy tích cực ta cần phải có một bươc nữa khảo sát thực địa bằng phương pháp khảo cổ. Điều nầy rõ ràng nhà nước cùng với khảo cổ học. Đây là cái việc mà tôi hy vọng Tỉnh uỷ và các nhà khảo cổ nên có chứng cứ phối hợp, nhất là anh em khoa học ở địa phương. Dồn ý kiến cho một phương pháp nào mà mình thấy thống nhất và chúng ta giới thiệu với cả nước, và với các cơ quan nhà nước ở địa phương và Trung ương. […] với tình cảm của người con xứ Huế tôi thấy công việc đang tiếp tục mở ra niềm hy vọng có thể thành hiện thực. Đây cũng là trách nhiệm trước mắt và lâu dài của chúng ta.
( Ghi theo băng ghi âm, chưa được anh NKĐ xem lại)