Phát hiện một khu di tích ở thôn Bình An, thành phố Huế

Lời dẫn: Bản tin nầy là một trong những bản tin công bố đầu tiên vè lhu di tích Cung điện Đan Dương. Hầu hết những hình ảnh liên qua đến khu di tích đều qua ống kính của nhà báo Thanh Tùng. Xin đăng lại bản tin nầy với lời cám ơn nhà báo Thanh Tùng – người đã cùng tôi theo đuổi đề tai nầy suôt hơn 30 năm qua. NĐX

Được ông Nguyễn Hữu Oánh cho biết ở quanh khu vực nhà ông có nhiều dấu tích của một công trình xây dựng thời xưa, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Huế đã cử một nhóm cán bộ đến khảo sát, nghiên cứu và đã tập hợp được một số thông tin cơ bản sau đây :

          Rải rác trong khu vực cư dân và ở bang ôi chùa Thiền Lâm Tịnh Độ. Vạn Phước thuộc thôn Bình An (phường Trường An) có rất nhiều loại vật liệu xây dựng như đá thanh, đá tảng, đá lát đủ các kích cỡ, gạch vồ, vôi vữa. Nhiều móng tường chạy ngang dọc, hàng trăm ngôi mộ vô chủ, trong đó có một ngôi mộ cổ và một khuôn tĩnh chìm sâu trong lòng đất, năm 1945 gia đình ông Oánh đã vào nấp khi máy bay đến ném bom rồi về sau được san ủi làm nhà ở,… Qua tìm kiếm các vật, tìm hiểu về phong thủy, xử lý các cứ liệu ngôn ngữ và qua truyện kể trong ký ức dân gian bước đầu nhóm nghiên cứu đã sơ bộ rút ra những kết luận có tính chất giả định như sau :

          Vùng đất này hội đủ các yếu tố để xây dựng một cung điện hoặc lăng mộ của một vị đế vương. Nơi đây, thời các chúa Nguyễn có 6 ngôi chùa trong tổng số hơn 40 ngôi chùa của toàn phủ Thừa Thiên trong đó có chùa Thiền Lâm là nơi ở và làm việc của thái sư Bùi Đắc Tuyên dưới triều Quang Toản. đối chiếu với thư cổ tịch nói về lăng mộ Quang Trung thì nơi này có rất nhiều đặc điểm trùng hợp. Do đó, mặc dù thời gian khảo sát còn quá ít ỏi (20 ngày) nhóm nghiên cứu chưa chính thức kết luận vần đề gì  nhưng đã làm náo nức nhiều tầng lớp nhân dân, trí thức, các đồng chí lãnh đạo tỉnh,thành phố đã có mặt tại hiện trường ngay từ những ngày đầu được báo tin; Trong hội thảo về Phú Xuân – Thuận Hóa trong phong trào Tây Sơn vừa qua, thông báo của nhó nghiên cứu đã được nhiều người quan tâm và chia sẻ niềm vui.

          Ngày 18-12-1988, đồng chí Vũ Thắng và đồng chí Thái Bá Nhiệm đã đến thă và động viên nhóm nghien cứu tích cực đi vào chiều sâu của công cuộc tìm kiếm khám phá di tích lịch sử. Đồng chí Vũ Thắng xem đây là một làm thiết thực và rất có ý nghĩa trong các hoạt động kỷ niệm 200 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân.

          Tuy nhiên đây là công trình kiến trúc gì ? Để làm sáng tỏ đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức nghiên cứu và phải được sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và nhiều cơ quan chuyên môn. Nhóm nghiên cứu đã đề ra một chương trình bao gồm hơn mười đề tài nghiên cứu xung quanh khu vực Bình An và những vấn đề có liên quan đến tới Tây Sơn với hy vọng trong quá trình thực hiện sẽ bắt gặp nhiều vấn đề lý thú và có thể mở ra được một hướng đi mới trong cuộc hành trình đi tìm lăng mộ Quang Trung.

                                                                                                                                THANH TÙNG

 

[Nguồn:Báo Bình Trị Thiên, CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH TRỊ THIÊN,NĂM THỨ 13   THỨ BA 3-1-1988    SỐ 1527, TRỤ SỞ: 15 TRẦN THÚC NHẪN-HUẾ ĐT: TÒA SOẠN 3084 TRỊ SỰ ;2427]

Các bài viết khác:
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia