Đại diện Viện Khảo cổ học cùng các đơn vị liên quan công bố một số thông tin sau 10 ngày thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại khu vực gò Dương Xuân. Ảnh: Phan Thành
Thưa các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu, các nhà báo.
Báo cáo với các anh, chúng tôi đã thực hiện theo Quyết định của Bộ VHTT&DL đã cấp giấy phép là được mở 5 hố. Hố thứ 1, và hố thứ 2 (16GDX.H1; 16GDX.H2) ở khuôn viên chùa Vạn Phước, hố thứ 3 (16GDX.H3) ở khuôn viên nhà ông Nguyễn Hữu Oánh, hố thứ 4 (16GDX.H4) trong khuôn viên chùa Thiền/Thuyền Lâm và hố thứ 5 (16GDX.H5) khuôn viên nhà ông Thông (tại 13/120 Điện Biên Phủ, P. Trường An).
Vào những ngày đầu, ở hố thứ 1,2,4 đều thu được các mảnh sành, đồ sứ, gạch. Ở hố thứ 3 tại nhà ông Nguyễn Hữu Oánh, chúng tôi phát hiện có lớp đá trộn lẫn với đất sét. Riêng ở nhà ông Thông chúng tôi gọi là hố thứ 5. Ở hố thứ 5, chúng tôi phát hiện có một vịnh đất sét, chúng tôi phát hiện ra nền đá và nền đá đó đã có những cái hố mà dân ở đây đã dập xuống nhưng mà chúng tôi đã tìm được. Đầu tiên, chúng tôi mở hố theo chiều dài của bờ thành thì phát hiện ra dấu tích đá đó ở đây, đá dạng vữa ở bên trên và một cái đường ở đây chúng tôi đã mở rộng ra diện tích là 9m2. Bản thân chiều rộng của nền đá của cái hố này là khoảng 2,6m và có hiện tượng đất đá chồng lên nhau đan thành nhiều lớp đá và bên trên có lớp dạng vữa.
Nhiều mảnh vỡ sành sứ có niên hiệu Khang Hy được lấy lên từ hố thứ 1(16GDX.H1).
Có một chuôi kiếm và một đĩa có chữ Nhật và 3 con phụng cách điệu còn nguyên vẹn chôn sâu dưới đất lấy từ hố thứ 2 (16GDX.H2).
Một lớp đá trộn lẫn với đất sét ở hố thứ 3 (16GDX.H3) trong khuôn viên nhà ông Nguyễn hữu Oánh.
Cái om được phát hiện ở hố thứ 4 (16GDX.H4).
Một mảng nền đá được tạo bởi vôi vữa tại hố thứ 5 (16GDX.H5).
Bây giờ chúng tôi mở rộng thêm qua bên vườn nhà ông Lê Trung Hiếu thì bắt gặp lớp đá, đây cũng là lớp đá đầu tiên của nền nhà ông Lê Trung Hiếu. Có thể xem đây là hố thứ 6. Ở lớp đất thứ 2, chúng tôi tìm được chiều rộng nền đá khoảng 5,4m, chiều dài đang tiếp tục phát triển và chưa biết được chiều dài là bao nhiêu. Nhưng mà có cái rất may, chúng tôi cũng tìm được một bậc đá, lớp vữa ở trên được xếp theo sự kiên cố của chiều đá, nhưng có cùng giai đoạn giống nhau hay không thì chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu mới biết được.
Lớp đất có đá và vôi vữa ở hố thứ 6 ở nhà ông Lê Trung Hiếu.
Theo như dân kể, trên mảnh đất có lớp đất bằng đá và bằng sỏi ở dạng vữa thì bên dưới có một nền đá. Như vậy, chắc chắn có các giai đoạn khác nhau, kiến trúc nền đá này là sớm nhất, rồi có thể đến giai đoạn lớp đá vữa ở trên và có một lớp nữa ở dưới.
Theo như lời kể của ông Nguyễn Hữu Oánh hoặc một số người dân, khi còn nhỏ, ở đây từng là một bức tường cao. Như vậy, chúng tôi nghĩ rằng, ở đây có các giai đoạn khác nhau và cần được chỉnh lí khoa học cũng như phân tích về mọi mặt trước khi tiếp tục các công trình khác. Theo chúng tôi, đây chỉ là một hố thăm dò nhưng đã có những kết luận ban đầu về nền đá như thế này. Chúng tôi sẽ tiến hành bảo tồn, sau đấy cần được chỉnh lí khoa học và cùng với các vật mẫu để có nghiên cứu đối sánh và ngay cả trong sử chép cũng như lời kể của dân như truyền miệng truyền khẩu thì chúng ta sẽ tiếp tục kiến nghị các cấp có thẩm quyền có thể mở rộng khai quật.
Khi được mở rộng, sẽ có thêm nhiều hố khai quật liên tiếp với nhau để biết được chiều rộng và chiều dài của bờ đá đó và các hiện vật khác nữa về mặt địa chất như lí hóa cùng với khảo cổ học, sử học thì chúng ta đã có những kết luận ban đầu chính thức. Chúng tôi nghĩ rằng, tuy là hố thăm dò thôi, theo quyết định của Bộ thôi, nhưng đây là một trong những dấu hiệu rất là tốt. Gs Phan Huy Lê hôm nay họp không vào được. Thầy quyết tâm vào, nhưng mai thầy phải đi họp ở Phú Yên nên không vào được, mặc dù vậy, Gs Phan Huy Lê vẫn rất quan tâm tới tư liệu này. Bởi vì, có thể có liên quan đến những kiến trúc khác. Ví dụ như trong sử sách. Trong sử, có chép về phủ hay cung mùa đông hoặc thành cũng cần phải nghiên cứu kĩ. Đến bây giờ, nếu chúng ta kết luận đó là thành hay đó là tường hoặc đó là biểu hiện của tường thành cũng chưa nên vội vã. Chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu chiều rộng của nền đá và nền đá này là điều kiện cho một cái chức trách lớn có chiều rộng 5,5m và chiều dài chưa biết được.
Sau cùng, chúng tôi sẽ kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để tiếp tục mở thêm hố để thăm dò để nghiên cứu nền đá này, để chúng ta có những sơ kết hay là kết luận ban đầu để gửi đến Bộ, cũng như là mong muốn của nhân dân để bảo vệ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
(Lê Trung Độ thư ký của Nhóm Nghiên Cứu Đan Dương, ghi chép, chưa được PGS TS Bùi Văn Liêm xem lại).