Những phản biện của Nguyễn Anh Huy về công trình nghiên cứu Cung điện Đan Dương thời Quang Trung ở Huế – một dịp tốt để trao đổi với các nhà nghiên cứu trẻ về phương pháp và đạo đức trong nghiên cứu l

Trình bày đề dẫn hội thảo PGS TS Đỗ Bang đọc : “Cho đến nay, có 9 tác giả viết bài tham gia hội thảo, trong đó có: 5 tác giả thừa nhận có Cung điện Đan Dương và đề xuất hướng bảo tồn, phát triển du lịch là Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Nhã, Thanh Tùng, Hồ Vĩnh, Lê Tân; 2 tác giả đưa ra cứ liệu phản biện là Nguyễn Anh Huy và Võ Vinh Quang, 2 tác giả có thừa nhận lăng Đan Dương nhưng cần bổ sung minh chứng là Đỗ Bang (thể hiện trong bài Đề dẫn) và Trần Đại Vinh” (Đề dẫn, tr.8).

Về phản biện của Nguyễn Anh Huy Đỗ Bang viết “Tác giả Nguyễn Anh Huy đã rất công phu trong việc khảo tả các văn bản chữ Hán của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích cùng một số tước tác khác có đề cập về hai chữ Đan Dương và đã đưa ra kiến giải khác”. (Đề dẫn tr. 11)

         Bình luận: Tất cả các văn bản Anh Huy khảo tả đó đều do tôi đã trích dẫn trong sách Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đê Quang Trung. Những trích dẫn đó đều đã được các bậc văn nho uyên bác dịch và được các nhà xuất bản quốc gia xuất bản trên dưới 40 năm qua. Tôi hoàn toàn tin tưởng xin được trích dẫn. Đề nghị Đỗ Bang cho biết Anh Huy rất công phu như thế nào (?). Sử sách, văn thư chữ Hán xưa phần lớn là chép lại. Nhiều người chép, trong nhiều thời thời kỳ khác. Người chép, tùy theo trình độ và đạo đức trách nhiệm có bản sao sai ít, có bản sao sai nhiều, có bản sao hoàn toàn đúng. Nhưng khi ta chưa có trong tay bản sao thứ hai gần đúng với bản chính để so sánh thì không thể đánh giá bản đang được các bậc cao minh phổ biến là sai, là kém không đáng tin cậy được. Phản biện như thế là “điếc không sợ súng”.

       Đỗ bang viết : “Tác giả Nguyễn Anh Huy cho rằng: Cả hai bài thơ của Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích đều là văn bản không chuẩn.

        Câu thơ quan trọng nhất được nhiều người trích dẫn là: Đan Dương cung điện phụng ngã [ 2 chữ để trống] tiên hoàng tàng bảo y chi sơn…

         Chữ ngã tự dạng rất giống chữ vũ.

          Nếu có bản gốc đầy đủ số chữ và chính xác từng chữ, thì không thể dịch là: “Cung điện Đan Dương là Sơn lăng kính giữ bảo y tiên hoàng ta”.

          Về nguyên tác của Phan Huy Ích, có chữ Nghi do viết nhầm nên bị gạch và viết thêm chữ Tuyên (Bùi Đắc Tuyên). Tác giả Nguyễn Anh Huy cho rằng: văn bản này do người đời sau chép và chú giải thêm vì thơ xưa không có chú thích”.

          Bình luận: Một người biết chữ Hán và có tiếp xúc với sử sách văn thơ chữ Hán nghe Anh Huy phản biện ý kiến nầy họ có ý nghĩ:

          -  Người nầy học lóm chữ Hán, có ai đó mớm cho và đẩy lên diễn đàn nói tướng chứ chưa hề nghiên cứu sử dụng văn thơ, kinh sử chữ Hán. Không nên mất thì giờ với những phản biện liều đến vậy.

          - Đôi với tôi, tôi không nghĩ như vậy và tôi cũng không sợ mất thì giờ. Dù sao tôi cũng hoan nghinh Anh Huy. Anh Huy thuộc thế hệ những người nghiên cứu tiếp theo thế hệ xuất thân từ chiến tranh suốt nửa sau thế kỷ XX của chúng tôi. Vì thế tôi không thấy phiền mà còn hoan nghinh nữa.

          Về văn thơ trích dẫn từ thơ, nguyên dẫn, nguyên chú của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, GSTS Phan Huy Lê – Chủ trì Hội thảo đã nói rõ trong kết luận Hội thảo là rất quý, rất tin cậy.  Chắc Anh Huy cũng đã thấy sự sai lầm rất sơ đẳng của mình rồi. Ở đây tôi chỉ nói thêm về 2 chữ để trống trong lời Chú dưới bài thơ Cảm Hoài của Ngô Thì Nhậm. Trước ngày mở ra Hội thảo, một bạn trẻ không biết chữ Hán nhưng rất quý bản sao bài thơ Cảm Hoài của viện Hán Nôm cung cấp cho tôi. Bạn ấy hỏi vì sao giữa lời chú có hai ô trống?  Hai ô đó thiếu hai chữ, hay đã bị xóa hai chữ ? Tôi biết tác giả đã đài để trống hai ô ấy với mục đích tôn xưng hai chữ TIÊN HOÀNG tiếp theo (vì các dịch giả Ngô Linh Ngọc, Lê Nguyễn Lưu, Vĩnh Cao dịch câu “Đan Dương cung điện phụng ngã ….tiên hoàng tàng bảo y chi sơn” là “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”, không ai thắc mắc gì cả). Nhưng để người bạn trẻ tin tôi có nhờ Võ Vinh Quang – một nhà nghiên cứu trẻ được Đỗ Bang giới thiệu là người giỏi chữ Hán (có tham luận trong hội thảo 30-10-2015) giải thích với người bạn trẻ. Quang đã giải thích: Đài là tôn xưng vua chúa, trong văn bản chính thì phải viết trồi lên trên, trong chú thích họ đài  bằng cách viết chừa hai ô là đúng.

       Tôi xin nói thêm đài là qui tắc viết sử sách văn thơ xưa. Viết cũng như chép văn bản có danh từ và động từ thuộc về vua chúa mà không đài khi phổ biến ra ngoài là bị tội "khiếm đài".Nếu làm bài thi mà phạm "khiếm đài"  sẽ bị đánh rớt ngay.  Đài (viết trồi lên) một chữ, hai chữ hoặc ba chữ.  Nếu ở trong phân chú viết chữ nhỏ giữa bài thì đài bằng cách để trống một ô, hai ô, có khi đến 3 ô. Như trường hợp ĐNNTC viết về chùa Tuệ Lâm trên gò ấp Bình An dưới đây:

ĐNNTC viết về chùa Tuệ Lâm trên gò ấp Bình An (trên xuống, từ dòng 7 bên trái sang). Dòng thư 8 để trống 1 ô trước chữ BẢN TRIÈU, dòng 9 để trống ba ô trước chữ TIỀN TRIỀU.  

         Trình độ kiến thức về văn bản chữ Hán của Anh Huy như vậy mà Đỗ Bang cho là đã khảo tả các văn bản “rất công phu”  thì thật không hiểu nổi.      

          Đỗ Bang viết: “Tác giả (NAH) cũng cho rằng: hai chữ “binh loạn” được ghi trong sách Đại Nam nhất thống chí là để chỉ sự kiện quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân đầu năm 1775, còn về Tây Sơn, sử sách triều Nguyễn đều gọi là “ nguỵ”. (Kỷ Yêu, tr.11)

          Bình luận: Đề nghị Anh Huy cho biết sử sách nào, tài liệu lịch sử nào đã viết “quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân đầu năm 1775” đã đánh nhau ở gò Dương Xuân ? Phản biện lịch sử phải có tư liệu lịch sử hoặc như Đỗ Bang nhắc trong đề dẫn nêu trên “phản biện khoa học với những chứng cứ có sức thuyết phục “.

          Tôi đưa ra từ “loạn” trên gò Dương Xuân (thời các chúa Nguyễn) gò Bình An (thời Nguyễn) căn cứ vào:

          - ĐNNTC “Tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ”  (Gò Dương Xuân mất tích);    

          - Trong văn học cổ, Tùng Thiện Vương gọi gò Dương Xuân (gò Bình An) là “Loạn sơn” ;

          - Văn hóa dân gian ở địa phương có câu : “Chiều chiều mây kéo về Kinh, /Ếch kêu giếng loạn thảm tình đôi ta”            

          -  Theo truyền thông địa phương nói về “mả loạn”, “giếng loạn”.

          Anh Huy có bác bỏ được 4 trường hợp có chữ “loạn” trên không?

          Anh Huy có biết Trịnh quân đánh nhau với quan quân của chúa Nguyễn Phúc Thuần ở đâu không? Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cho biết chỉ đánh nhau một trận tại sông Bái Đáp - nay là sông Phú Lễ, ở địa phận xã Phú Lễ, huyện Quảng Điền (xưa). Không hề đánh nhau ở Phú Xuân và lại càng không hề động chạm gì đến gò Dương Xuân. (Mời xem toàn văn sự kiện nầy ở phụ chú cuối bài). 

          Anh Huy tham luận “hai chữ “binh loạn” được ghi trong sách Đại Nam nhất thống chí là để chỉ sự kiện quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân đầu năm 1775 “ là bịa đặt, nói lấy được!        

          Đề dẫn Đỗ Bang viết “Tác giả Nguyễn Anh Huy cũng cho rằng: Chùa Thiền Lâm vào đầu thế kỷ XIX được trùng tu khang trang, nên những di vật của ngôi chùa cổ này la liệt khắp nơi là do chùa bị triệt phá vào cuối thế kỷ XIX khi mở đường Nam Giao (nay là đường Điện Biên Phủ)”.

          Bình luận: Những di vật (đá táng, chân bia) đang để la liệt ơ sân chùa Thiền Lâm có thể đem từ ngôi chùa cũ bị phá dỡ vào, nhưng hàng ngàn viên gạch vồ, hàng chục viên đá đủ kiểu, hàng đống giải hạ chôn sâu dưới đất trong khắp sân vườn chùa Thiền Lâm mà Tỳ-kheo Chơn Trí đã lấy lên xây bao nhiêu nhà cửa có phải chuyển từ ngôi chùa cũ nhường đất làm Nam Giao Tân Lộ đem vào không? Tại sao không sử dụng những thứ ấy xây ngôi chùa mới mà lại đem chôn sâu dưới đất? Ai đã trả lời được những thứ chôn sâu dưới đất ấy là vật liệu nguyên của kiến trúc nào? Những đá táng, gạch vồ, chắc chắn không phải của dân Phú Xuân trước thế kỷ thứ 19, chúng phải của một kiến trúc cung đình nào đó. Kiến trúc của vua chúa đó vì sao bị đập phá chôn sâu dưới đất? Vì sao địa điểm chùa Thiền Lâm ở ấp Bình An lại chuyển qua An Cựu xã như ĐNNTC triều Duy Tân viết ?  Chỉ cần giải mã một chuyện ấy không thôi cũng đã có thể thấy bao nhiêu vấn đề phải giải đap.  Chuyện lịch sử bí ẩn mấy trăm năm, phải khảo sát, suy nghĩ thật kỹ chưa chắc đã thấy được sự thật. Không nên phát biểu cảm tính vội vã, dễ dãi, cắt xén nói lấy được như thế

*

*                   *

                Trong Kỷ yếu (tr.92), Nguyễn Anh Huy viết và dẫn chứng tư liệu lịch sử sau đây: “Vả lại, chữ “binh loạn” ở trong câu “tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ” để giải thích sau cuộc binh loạn này, chỉ việc quân Trịnh chiếm Thuận Hóa năm 1775, thì phủ Dương Xuân bị biến mất là đúng. Bởi vì, khi quân Trịnh chiếm được Phú Xuân, đã phá dinh thự của chúa Nguyễn để lấy gỗ đem về làm củi được Lê Quý Đôn chép lại như sau: “Dinh Phú Xuân của họ Nguyễn có nhà quan và nhà lính tới mấy vạn nhà. Từ tháng giêng năm Ất Mùi, quan quân đóng đồn, tướng sĩ và binh lính theo làm việc có hơn 3 vạn người, mặc ý đi lấy củi, lâu ngày phá rỡ, dân gian nhân đó mà lấy trộm cũng không ngăn cấm, mấy năm đốt cháy, không những gỗ kiền kiền, gỗ sao, đến cả gỗ trắc và gỗ giáng hương chứa đầy một gian để làm củi. Mùa xuân năm Bính Thân mở trường đúc tiền, lại lấy làm than. Lập dinh trấn thủ, lại lấy để làm phòng ốc cho các cơ đội các quân, dùng hãy còn thừa. Đến tháng 5 mới sai các quân đi lấy củi ở núi Hòn Chén, cấm không được dỡ nhà quan nữa. Nhưng trường tiền đốt than một lần đã dỡ đến bốn năm chục gian chưa thôi”(Lê Quý Đôn (Bản dịch của Viện Sử học), Phủ Biên Tạp Lục, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội , Hà Nội, 1977, tr.320-321).

         Bình luận: Nguyễn Anh Huy dẫn được tư liệu lịch sử để minh họa cho ý kiến của mình như thế là tốt. Nhưng hiểu được tư liệu của mình trích dẫn không phải là chuyện dễ dàng. Không khéo gậy ông lại đập lưng ông. Nếu chưa trải nghiệm, chưa đào sâu suy nghĩ  khó thấy được ý nghĩa lịch sử của tư liệu trích dẫn.

          Như trong tham luận tôi đã trình bày Phủ Dương Xuân theo các tác giả phương Tây như Jean Koffler, Pièrre Poivre là Cung điện Mùa Đông là dinh phủ chúa Võ Vương  ở và làm việc suốt 4 tháng cuối năm. Trong 4 tháng ấy cả triều đình phải đến Phủ làm việc với Võ Vương. Như thế Phủ Dương Xuân là Đô thành thứ hai của Võ Vương (Nó chỉ nhỏ hơn Đô thành Phú Xuân thôi như các tác giả phương Tây đã viết). Như vậy Phủ Dương Xuân tương đối to lớn, rộng rãi, hoành tráng, có nhiều kiến trúc. Hơn nữa, cái tiểu đô thành ây (Phủ dương Xuân) phải xây dựng bằng các vật liệu gạch, đá, gỗ và cũng có thể cả bằng tranh nữa. Một cái phủ to lớn, quan trọng đến vậy (lại ở phía bắc đàn Nam Giao) mà sau “binh loạn” bị mất tích như ĐNNTC viết là một chuyện rất khó hiểu.

          Nguyễn Anh Huy chứng minh Phủ dương Xuân mất tích vì chiến tranh của quân Trịnh và quân Nguyễn đầu năm 1775. Khâm Định Việt Sử Thông Giám cương Mục cho biết quân Trinh và quân Nguyễn chỉ đánh nhau ở Quảng Điền như trên tôi đã dân, cho nên Phủ Dương Xuân mất tích không phải vì chiến tranh Trịnh Nguyễn. Giả như có chiến tranh thật thì các vật liệu bằng gỗ, bằng tranh có thể cháy hết, chứ vật liệu bằng đất nung (ngói) và đá làm sao cháy được? Giả như đá cũng tan tành thì cái khu đất xây dựng Phủ dương Xuân ở phía Bắc đàn Nam Giao làm sao mất được?

          Cái lý vì chiến tranh Trịnh Nguyễn  không vững Nguyễn Anh Huy trích dẫn Lê Quý Đôn như tôi đã dẫn lại ở trên, Anh Huy viết Phủ Dương Xuân mất tích vì ba vạn quân Trinh phá các kiến trúc lấy gỗ làm củi đun. Để bình luận được dễ dàng tôi chép lại đoạn trích trên một lần nữa dưới đây:

Vả lại, chữ “binh loạn” ở trong câu “tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ” để giải thích sau cuộc binh loạn này, chỉ việc quân Trịnh chiếm Thuận Hóa năm 1775, thì phủ Dương Xuân bị biến mất là đúng. Bởi vì, khi quân Trịnh chiếm được Phú Xuân, đã phá dinh thự của chúa Nguyễn để lấy gỗ đem về làm củi được Lê Quý Đôn chép lại như sau: “Dinh Phú Xuân của họ Nguyễn có nhà quan và nhà lính tới mấy vạn nhà. Từ tháng giêng năm Ất Mùi, quan quân đóng đồn, tướng sĩ và binh lính theo làm việc có hơn 3 vạn người, mặc ý đi lấy củi, lâu ngày phá rỡ, dân gian nhân đó mà lấy trộm cũng không ngăn cấm, mấy năm đốt cháy, không những gỗ kiền kiền, gỗ sao, đến cả gỗ trắc và gỗ giáng hương chứa đầy một gian để làm củi. Mùa xuân năm Bính Thân mở trường đúc tiền, lại lấy làm than. Lập dinh trấn thủ, lại lấy để làm phòng ốc cho các cơ đội các quân, dùng hãy còn thừa. Đến tháng 5 mới sai các quân đi lấy củi ở núi Hòn Chén, cấm không được dỡ nhà quan nữa. Nhưng trường tiền đốt than một lần đã dỡ đến bốn năm chục gian chưa thôi” (Lê Quý Đôn (Bản dịch của Viện Sử học), Phủ Biên Tạp Lục, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội , Hà Nội, 1977, tr.320-321).

Bình luận: Viết về chuyện các kiến trúc ở Phú Xuân bị quân Trịnh phá dở không chỉ có đoạn trích trên mà còn có một đoạn trích khác nữa mà Anh Huy không biết sau đây: “ Lúc bấy giờ, quan binh và nhân dân (2a) đang ở lẫn lộn vói nhau. Các tỳ tướng và quân hiệu thì ỷ lại thế lực , họ lấy trộm các vật liệu và triệt hạ những chốn quân phòng cũ để làm những đồn mới. Họ lại còn chuyên quyền bắt bớ , giam cầm và khám xét những người khác nữa” ( Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, Tập I (Quyển 1,2 &3), bản dịch của lê Xuân Giáo, Tủ sách cổ văn - Ủy ban dịch thuật, Phủ QVKĐTVH xuất bản, SG 1972, tr15).

Xét kỹ hai tư liệu của lê Quý Đôn trên ta thấy:

Dinh Phú Xuân lúc ấy “có nhà quan và nhà lính tới mấy vạn nhà”

Quân Trịnh “lấy trộm các vật liệu và triệt hạ những chốn quân phòng cũ để làm những đồn mới”

Lấy vật liệu làm củi đốt, làm củi đốt đúc tiền,

Xét kỹ hai tài liệu trên ta thấy quân Trịnh chỉ phá cácnhà quannhững chốn quân phòng cũ” “để làm những đồn mới”, chứ không hề thấy chúng vi phạm các cung điện của Võ Vương như Anh Huy nhận định rằng quân Trịnh đã phá dinh thự của chúa Nguyễn. Người có trải nghiệm họ hiểu ngay được việc nầy: Quân Trịnh chiếm được Phú Xuân, toàn bộ tài sản, vật chất của các chúa Nguyễn đều thuộc về Chúa Trịnh. Quân Trịnh nào dám phá dỡ cướp bóc tài sản, vật chất của chúa thượng của mình ? Hai tài liệu trên gián tiếp cho ta thấy Đô thành Phú Xuân và Phủ Dương Xuân không bị vi phạm.  

Quân Trịnh phá dỡ các nhà quan. Điều đó thật dễ hiểu: nhà quan, dù là nhà của các quan, cũng đều là nhà tư, các quan của chính quyền cũ, người thì bỏ chạy theo chúa Nguyễn Phúc Thuần, người thì bị bắt, bị giết nhà cửa của họ bị kẻ thắng cuộc phá là chuyện xưa nay ở VN đã xảy ra nhiều lần; các “chốn quân phòng”, các “đồn cũ” là lực lượng vũ trang của người thua cuộc bị quân đội thắng cuộc phá cũng dỡ là chuyện bình thường. 

Quân Trịnh phá dỡ các kiến trúc để lây gỗ chứ hoàn toàn không hề thấy họ lấy đá, gạch, ngói của các kiến trúc ây. Vì đá, gạch, ngói không thể dùng làm chất đốt được. Và họ cũng không quan tâm đến các thứ vật liệu cứng ấy. Tức là đá, gạch, ngói của các kiến trúc bị phá dỡ vẫn còn nằm nguyên tại nơi chúng đã được sử dụng trước đây. Điều nầy giáng tiếp cho biết nếu Phủ Dương Xuân cũng bị phá dỡ thì gạch, ngói, đá xây dựng Phủ cũng còn lưu lại tại chỗ. Những thứ ấy đủ thông tin để xác định nơi dựng Phủ Dương Xuân ở đâu!. Thế mà ĐNNTC viết mất tích. Người có kiến thức, có tâm phục vụ con người khảo xét về sự kiện ấy không thể không thấy phi lý!  

Đá, gạch, ngói  là những thứ vô tri vô giác, nhưng khi chúng đã được con người tác động  vào và sử dụng, chúng có thể khai  cho ta biết chúng là ai. Chúng tôi là Thiền Lâm đây! Chúng tôi là Thiên Mụ thời chùa bị sử dụng làm đan Tế đất đây! Chúng tôi là quân của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát  ở Dwowng Xuân đây! v.v. Có điều muốn lấy được lời khai của chúng, người lấy lời khai phải là người có kiến thức  khảo cổ, có kiến thức chung uyên bác, có trải nghiệm cuộc đời. Các phế tích tuy không còn kiến trúc nhưng còn gạch, đá, ngói chúng vẫn còn có tên. Như vậy muốn giấu tên, giấu tọa độ của  kiến trúc nào đó đã bị triệt hạ, thì phải chôn sâu  gạch, đá, ngói giải hạ của chúng xuống đất, nếu không chôn được thì hãy lơ đi, làm cho mọi người đừng quan tâm đến chúng nữa.

Nguyễn Anh Huy lý luận Phủ dương Xuân mất tích vì chiến tranh với quân Trịnh, Cương Mục cho biết chiến tranh Trịnh Nguyễn đàu năm 1775 chỉ diễn ra ở Quảng Điền không động chạm gì đến gò Dương Xuân nên Phủ Dương Xuân không thể mất tích vì chiến tranh Trịnh Nguyễn;

Nguyễn Anh Huy viện dẫn tài liệu Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn nói quân Trinh phá dỡ phần gỗ của các kiến trúc ở Phú Xuân để làm củi đốt cho nên Phủ Dương Xuân mất tích. Liệu pháp nầy quá thơ ngây. Một ngôi nhà rường bị tháo dõ lấy hết phần gỗ, phần gạch, ngói, đá vẫn nằm nguyên tại chỗ làm sao ngôi nhà đó mất tích được. Năm 1947, tiêu thổ kháng chiến nhiều nhà thờ họ, đình chùa ở nông thôn TTH bị “tiêu thổ” đốt phá sạch thế mà sau chiến tranh có ngôi chùa, nhà thờ họ nào mất tích đâu. Có lẽ Nguyễn Anh Huy đã thấy sự thơ ngây của mình và đâm ra sợ đá. Do đó mà Anh Huy đã cắt bỏ câu Lê Quý Đôn nói về các vật liệu cứng tiếp sau đoạn trích viết về gỗ ở trên. Tôi phóng ảnh câu Anh Huy đã cắt bỏ sau đây:

“Ngói dá gạch chum thì kể có hàng vạn, không thể tính xiết”

Hàng vạn ngói đá gạch chum của các kiến truc bị tháo dỡ trở thành vô dụng. Gỗ lấy đi rồi, ngói đá gạch nằm lại cùng tuế nguyệt. Gỉa  như Phủ Dương Xuân từng bị chiến tranh tàn phá hay bị quân Trinh tháo dõ lấy gỗ làm chất đốt thì ngới đá gạch của Phủ Dương Xuân vẫn còn.    

(Lê Quý Đôn (Bản dịch của Viện Sử học), Phủ Biên Tạp Lục, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội , Hà Nội, 1977, tr.321, trên xuống, dòng 6 và 7).

Để bảo vệ ý kiến “phủ Dương Xuân bị biến mất là đúng” phản biện ý kiến của tôi “chuyện nhà Nguyễn viết Phủ Dương Xuân mất tích là phi lý” cho nên Nguyễn Anh Huy đã cắt bỏ câu nầy “Ngói dá gạch chum thì kể có hàng vạn, không thể tính xiết”. Ngói đá gạch còn đó thì làm sao Phủ Dương Xuân mất tích được? Gậy ông đã đập lưng ông. Trích dẫn tư liệu để phản biện đánh đổ, không ngờ tư liệu đó lại một lần nữa chứng tỏ sự đúng đắn của công trình nghiên cứu của tôi.

Phản biện lịch sử để góp phần làm cho các sự kiện lịch sử đến gần  với sự thật lịch sử. Đồng thời cũng có những phản biện lịch sử tố cáo các xuyên tạc, bóp méo lịch sử để giữ sự thật lịch sử. Trong trường hợp nầy Nguyễn Anh Huy dùng thủ đoạn cắt xén tài liệu lịch sử để phản biện đánh đổ một sự kiện lịch sử. Tôi không hiểu động cơ nào đã thúc đẩy Nguyễn Anh Huy thực hiện một nghiên cứu phản biện vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc như thế!

Huế, 26-10-2015, cập nhật 11-11-2015    

 

                                                                                                          Phụ chú:

(Trích QSQ Triều Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám cương Mục, Tập II, Nxb Giáo Dục, HN1998, tr.717-718)

          Tháng 12 năm Giáp Ngọ (1775), ấy danh nghĩa “Trừ khử Trương Phúc Loan và tiễu trừ bọn giặc kiệt hiệt”, quân Trịnh ở Bắc Hà đánh chiếm Phú Xuân.

          Tháng 12, sau khi đã vào Trấn Ninh, nhân đấy Ngũ Phúc tiến quân đóng ở xã Hồ Xá (a), làm tờ hịch kể tội trạng Phúc Loan lấn quyền, bưng bít người trên, và nói: việc hành quân này chỉ cốt trước hết trừ khử một Phúc Loan, sau nữa tiễu trừ bọn giặc kiệt hiệt, thực không có ý gì khác cả. Các tướng [Đường Trong] là bọn Nguyễn Cửu Pháp [q] cùng nhau lập mưu bắt Phúc Loan đưa nộp quân doanh Ngũ Phúc. Ngũ Phúc bắt được Phúc Loan, mừng lắm, bèn hạ lệnh cho quân cuốn cờ, im trống, kéo lẻn đến huyện Đăng Xương [b], lại đưa thư nói: Giặc Tây Sơn chưa tiễu trừ xong, xin hội quân ở Phú Xuân để ứng tiếp.

            [Đường Trong] lúc ấy Tôn Thất Tiệp làm thống binh, quản lãnh thuộc hạ là bọn cai đội Đặng (sót họ) đem quân chống cự, chưởng cơ Nguyễn Văn Chính đem các quân thủy, quân bộ hội ở sông Bái Đáp [c]. Ngũ Phúc mật sai bọn Hoàng Đình Thể và Hoàng Nghĩa Phác do đường núi sang qua ghềnh Trầm và ghềnh Ma (4), rồi mặt trước mặt sau đánh khép lại. Văn Chính cố sức đánh, bị chết trận, các quân đều tan vỡ.

          Lời chua –

[a] Cửu Pháp: Người huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là con công thần Nguyễn Cửu Thế.

          [b] Huyện Đăng Xương: Thuộc tỉnh Quảng Trị.

          [c] Sông Bái Đáp: Nay là sông Phú Lễ, ở địa phận xã Phú Lễ, huyện Quảng Điền.

[4] Hai ghềnh Trầm và Ma: Ở địa phận xã Cổ Bi, huyện Quảng Điền.

Các bài viết khác:
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia