Bình luận tham luận “DIỆN MẠO THÀNH PHÚ XUÂN CUỐI THẾ KỶ XVIII QUA QUẢNG THUẬN ĐẠO SỬ TẬP CỦA NGUYỄN HUY QUÝNH” của TS Phan Thanh Hải

Thời gian qua, tiếp tục có những thông tin liên quan phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn được đưa lên thông tin đại chúng. Hầu hết đã bỏ quên những thông tin có giá trị nhất, bỏ qua những thao tác cụ thể nhất để xác định đâu là khu vực của phủ Dương Xuân xưa. Vì thế, chúng tôi xin cung cấp thông tin cụ thể từ chính sử để những ai quan tâm thì tham khảo.

Tham luận được trình bày đầu tiên trong hội thảo khoa học Thuận Quảng thời Tây Sơn mới được Hội KHLS TTH tổ chức vào ngày 21/12/2017 tại Huế. Nội dung tham luận có nhiều vấn đề cần phải bình luận. Vấn đề bản tham luận nhắm đến là việc xác nhận Phủ Dương Xuân không tọa lại tại gò Dương Xuân (khu vực các chùa Vạn Phước – Thiền Lâm ngày nay như chứng minh của chúng tôi trong mấy chục năm qua) mà ở một nơi gần sông Hương và sông An Cựu, phía sau ga Huế - trùng hợp với vị trí mà Léopol Cadière từng xác định trên cánh đồng Bầu Vá.

TS Phan Thanh Hải – Phó Chủ tịch Hội KHLS TTH - Giám đốc TT BTDT CĐ Huế đã đưa ra tư liệu:

 “Quảng Thuận đạo sử tập” của Nguyễn Huy Quýnh, một quan lại của Đàng Ngoài, thế kỷ 18, từng đến Phú Xuân sau năm 1774, và cố gắng chứng minh rằng: Phủ Dương Xuân nằm ở cánh đồng Bàu Vá. Ông Hải đã viết:     

“...Ở phía bờ nam sông Hương và sông An Cựu có vẽ vị trí 2 phủ: Phủ Cam và phủ Tiền Dực, trong đó phủ Tiền Dực được chú thích là nằm trên đất Dương Xuân (tức phủ Dương Xuân)”

Bình luận.- Phủ Tiền Dực (nếu có) nằm trên đất Dương Xuân ông chưa nghiên cứu mà dám giải thích (tức) phủ Dương Xuân được sao? Chúng tôi có thể theo cách của ông viết như dưới đây được không?:

- Phủ Tùng Thiện Vương nằm trên đất P. Vĩnh Ninh tức Phủ Vĩnh Ninh?

- Phủ Ba Cửa nằm trên đất P. Vỹ Dạ tức Phủ Vỹ Dạ ?

-Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế “nằm trên đất phường Thuận Thành (tức Trung tâm Thuận Thành?

Chắc không. Thế thì …?

Ngoài một lời chú thích trên cái sơ đồ trong “Quảng Thuận đạo sử tập” của Nguyễn Huy Quýnh, không hề có một sử sách nào của Lê Quý Đôn, của những người đồng thời và sau nầy của triều Nguyễn viết về cái tên phủ Tiền Dực cả. Vô lẽ những tác giả đồng thời đó không nghe – không thấy – không biết phủ Tường Dực sao? Với một cái tên chỉ xuất hiện một lần trên một sơ đồ cũ mà có thể phải xem lại tất cả sách sử của Lê Quý Đôn, của Đại Nam Nhất Thống Chí, các bài nghiên cứu thực địa ở gò Dương Xuân của nhiều nhà nghiên cứu được sao? Rất mong ông TS Phó Chủ tịch Hội KHLS – chủ tọa Hội thảo khoa học giải thích giùm tôi!

 TS Phan Thanh Hải viết: “Đáng chú ý là phủ Tiền Dực nằm khá sát bờ sông, khá trùng hợp với vị trí mà Léopol Cadière từng xác định – tức vị trí sau lưng nhà ga Huế, gần cánh đồng Bàu Vá hiện nay. Ở phía thượng nguồn của bờ nam này còn có các địa danh Khố Thượng (Kho Thượng), Tượng Trường (nơi tập luyện voi)…”.

Bình luận.- Tôi không hiểu TS Phan Thanh Hải viết đoạn nầy trong tư cách là nhà nghiên cứu Phó Chủ tịch Hội KHLS TTH và là Giám đôc TTBTDT Cố đô Huế hay một học sinh học sử mà không thuộc bài, cũng không biết thực địa nên quá ngớ ngẩn:

- Các chúa Nguyễn dựng phủ Dương Xuân (mà ông gọi là phủ Tiền Dực) để trú tất vào những tháng cuối năm tránh gió bão, lũ lụt mà “nằm khá sát bờ sông” thì làm sao tránh gió bão, lũ lụt được? Nếu có phủ Tiền Dực “nằm khá sát bờ sông” thì đó là phủ Tiền Dực (nếu có) chứ không thể là phủ Dương Xuân.

- Phủ Tiền Dực (theo ông là Phủ Dương Xuân) “khá trùng hợp với vị trí mà Léopol Cadière từng xác định” Ông có biết chỗ mà ông viết Léopold Cadière từng xác định ở đâu không? Ở khu Ruộng Phủ giữa cánh đồng Bầu Vá trước đình làng Xuân Giang ngày nay (tổ 12, KV 4 Kiệt 203 đường Bùi Thị Xuân, p. Phường Đúc).

Khu vực cánh đồng Bầu Vá theo bản đồ tỷ lệ 1/25.000 của sở Địa Lý. L. Cadière cho rằng Phủ Dương Xuân tọa lạc trong khu vực “Ruộng Phủ” và được ông ghi chú bằng con số 8 trên bản đồ (trong khung màu đỏ).

Ghi chú nầy đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu tưởng là sự thực và bây giờ đến ông, nhưng chính tác giả Léopold Cadière cũng đã thấy quá mâu thuẫn (cung điện Mùa đông tránh lũ lụt gió bão lại làm trên bãi ruộng được sao?). Chính vì những lúng túng đó mà khi kết thúc đoạn văn viết về Phủ Dương Xuân, Léopold Cadière đã phải hạ bút  viết về sự bất lực của mình:

Quittons donc ce palais de Dương Xuân, quitte à y revenir si nous trouvions de nouveaux documents” (BAVH No 7-9 /1925, pp.144). (Vậy chúng ta hãy rời khỏi Phủ Dương Xuân này, và hẹn sẽ trở lại khi tìm được một tư liệu nào khác).

Nhưng cho đến cuối đời không bao giờ Léopold Cadière còn trở lại nữa.

TS Phan Thanh Hải dựa vào một địa điểm đã bị chính người đưa ra địa điểm đó đã bỏ qua.

 – Ông Hải còn giải thích vị trí Léopold Cadière xác định đó (Ruộng Phủ)  “- tức vị trí sau lưng nhà ga Huế”.

Ga Huế số 2 Bùi Thị Xuân, trên bờ nam sông An Cựu, sau lưng ga Huế là khu Lịch Đợi – một vùng gò đồi làm sao có thể biến thành Ruộng Phủ (ngang với số 203 Bùi Thị Xuân) cách xa về phía tây gần một cây số được?

Không nghiên cứu Léopold Cadière viết về Phủ Dương Xuân ở Ruộng Phủ, không biết và cũng không đi thực địa khu Ruộng Phủ ở cánh đồng Bầu Vá và thực địa khu Lịch Đợi phía sau ga Huế như thế nào mà dám giải thích một cách quả quyết như thế thì quá khó giải thích!

(Ghi chú thêm: Léopol Cadière từng chứng minh phủ Dương Xuân là khu Ruộng Phủ trên cánh đồng Bàu Vá (BAVH, số 3, Tháng tháng 7-9 /1925, tr.135) và một số nhà nghiên cứu khác ở Huế cũng từng đi theo giả thiết đó. Trong công trình nghiên cứu Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn…của tôi, tôi đã chứng minh nghiên cứu của L.Cadière không đúng. Bài nghiên cứu mang tựa đề Phải chăng L. Cadière tránh chỉ đúng địa điểm Phủ Dương Xuân để làm vừa long nhà Nguyễn ? Bài đăng nhiều nơi và mới đây đưa vào Sách Phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn –tiền thân của Cung điện Đan Dương – sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung ở Huế. Nxb VHVN Tp HCM 2017 (tr.421-429). Cuốn sách nầy tôi đã tặng trực tiếp cho TS Phan Thanh Hải. Rất tiếc là TS chưa đọc nên mới có những ý kiến đáng tiếc trên. Tôi sẽ gởi nguyên văn bài nghiên cứu qua e-mail của TS và nhờ chuyển lại cho Phòng nghiên cứu của Trung tâm. Phủ Dương Xuân là một di tích quan trong của Triều Nguyễn các, các nhà nghiên cứu của Trung tâm cũng cần biết)

Việc nghiên cứu về vị trí phủ Dương Xuân là một nghiên cứu liên ngành, đòi hỏi sự tổng hợp, liên hệ, kết nối, phân tích, xử lý tất cả các thông tin liên quan, những phương pháp khoa học của nhiều ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên, TIẾN SĨ PHAN THANH HẢI ĐÃ KHÔNG HIỂU ĐƯỢC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH NÊN ĐÃ KHÔNG SỬ DỤNG ĐƯỢC MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, TRONG ĐÓ CÓ PHƯƠNG PHÁP TRẮC ĐỊA, ĐO VẼ CỦA BẢN ĐỒ.

Để mọi người cùng hình dung về vị trí phủ Dương Xuân, chúng tôi xin trích đăng lại bài báo với nội dung tóm lược vị trí phủ Dương Xuân, đăng trên báo Thừa Thiên Huế 9/2016. Cũng qua bài báo, để Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm BTDT CĐ Huế - Phan Thanh Hải nắm lại được các phương pháp để đi đến xác định vị trí Phủ Dương Xuân:

PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CHÚA NGUYỄN:

NHỮNG THÔNG TIN TỪ CHÍNH SỬ VÀ THỰC ĐỊA

S/P: Thời gian qua, tiếp tục có những thông tin liên quan phủ Dương Xuân thời các chúa Nguyễn được đưa lên thông tin đại chúng. Hầu hết đã bỏ quên những thông tin có giá trị nhất, bỏ qua những thao tác cụ thể nhất để xác định đâu là khu vực của phủ Dương Xuân xưa. Vì thế, chúng tôi xin cung cấp thông tin cụ thể từ chính sử để những ai quan tâm thì tham khảo.

Phủ Dương Xuân là một trong các phủ chính của Phú Xuân, còn được xem như cung điện Mùa Đông của các chúa Nguyễn. Với tầm quan trọng như vậy, phủ Dương Xuân được ghi lại qua các tư liệu của người Việt, người Hoa và người phương Tây khi được đến đây là điều dễ hiểu. Từ các ghi chép của J.Koffler, Pièrre Poivre, Thích Đại Sán, Lê Quý Đôn, hay miêu tả của sách “Đại Nam nhất thống chí” là những chứng cứ để chúng ta đi tìm ẩn số phủ Dương Xuân vốn được xem đã mất tích trên thực địa.

Trong số những tài liệu chính sử, thông tin về phủ Dương Xuân trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn có giá trị cao nhất. Bởi lẽ, triều Nguyễn là triều đại tiếp nối của các chúa Nguyễn, cũng có nghĩa rằng họ là những hậu duệ của chủ nhân phủ Dương Xuân. Hơn nữa, thế thứ của dòng họ Nguyễn không đứt đoạn, chỉ có quyền lực là tạm thời gián đoạn từ năm 1774 đến năm 1801 mà thôi. Vì thế, thông tin về vị trí phủ Dương Xuân trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của triều Nguyễn cần được chú ý hàng đầu trong việc tìm kiếm trên thực địa.

Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, tập Thượng của Thừa Thiên Phủ, nói về “Gò Dương Xuân” như sau: « GÒ DƯƠNG XUÂN : Ở phía tây bắc huyện (Hương Thủy) 15 dặm; thế gò bằng phẳng rộng rãi, chỗ cao chỗ thấp, la liệt dài dặc độ vài dặm; phía nam gò có đàn Nam Giao, phía tây có nhiều danh-lam-cổ-sát, cũng xưng là nơi giai thắng.

Cẩn Án: Lúc đầu bản triều khai quốc có dựng phủ ở gò Dương Xuân nầy.  Đời vua Hiển Tôn năm Canh Thìn thứ 9 (1700) trùng tu, cơ Tả Thủy, đào đất 1 cái ấn đồng có khắc chữ: “Trấn Lỗ Tướng Quân chi ấn” là ấn của Trấn Lỗ Tướng Quân, nhân đó đặt tên phủ là Ấn phủ. Từ sau khi bị binh hỏa đến nay, chỗ ấy mất tích không biết ở vào chỗ nào » (Quốc Sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Thừa Thiên phủ, tập Thượng, bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa Bộ QGGD, SG. 1961, tr.56).

Hình 1: Bản thảo sách Đại Nam nhất thống chí thời Tự Đức – đoạn viết về gò Dương Xuân.

Tầm quan trọng của thông tin liên quan gò Dương Xuân một cách cụ thể như sách “ Đại Nam nhất thống chí” khi sách đã cho biết rằng phủ Dương Xuân được xây dựng trên gò Dương Xuân, phủ Dương Xuân còn có tên là phủ Ấn. Đặc biệt là định hướng của gò Dương Xuân so với đàn Nam Giao – phía nam gò có đàn Nam Giao ! Như thế, đã có sự xác định phương vị của một cái phủ đang cần tìm – phủ Dương Xuân dựa trên một cái đàn đang tồn tại – đàn Nam Giao. Thông tin của sách «Đại Nam nhất thống chí» đã cho chúng ta thấy được sự định vị phủ Dương Xuân. Phía Nam gò Dương Xuân có đàn Nam Giao, vậy đối ngược với phía Nam là phía Bắc, và ở đây chúng sẽ thấy rằng, phía Bắc của đàn Nam Giao là phủ Dương Xuân ở trên gò Dương Xuân (chúng tôi nhấn mạnh).

Từ thông tin của sách “Đại Nam nhất thống chí”, chúng tôi thực hiện các thao tác kỹ thuật bản đồ và đo đạc thực địa.    

Hình 2: Vị trí đàn Nam Giao (A) so với gò Dương Xuân (B) – điểm chùa Vạn Phước và đình làng Dương Xuân Hạ (C) – Bản đồ của Cơ quan Trắc địa Đông Dương, 1910.

Ở bản đồ (hình 2), gò Dương Xuân (B) ở về phía Bắc của đàn Nam Giao (A) do phía nam gò Dương Xuân có đàn Nam Giao. Tìm sự tương ứng trên thực địa chính là khu gò ấp Bình An – phường Trường An – thành phố Huế. Còn ngọn đồi có đình làng Dương Xuân Hạ (C) được đo cho thấy, đình làng Dương Xuân Hạ (C) – phường Thủy Xuân, chếch khoảng 40 độ so với điểm chùa Vạn Phước – phường Trường An, trên gò Dương Xuân (B). Như thế, đình Dương Xuân Hạ (C) ở về phía gần như Tây Bắc so với đàn Nam Giao (A). Từ tài liệu và đi đến vị trí thực tế, cho thấy, vị trí đình làng Dương Xuân Hạ chưa bao giờ nằm ở gò Dương Xuân. Đình làng Dương Xuân Hạ không nằm trên gò Dương Xuân thì nó không phải hậu thân của phủ Dương Xuân, không phù hợp với vị trí phủ Dương Xuân mà sách “Đại Nam nhất thống chí” đã nhắc đến.

Chúng tôi xin nói thêm về vị trí hứng gió mùa đông của đình làng Dương Xuân Hạ. Khi các chúa Nguyễn sử dụng phủ Dương Xuân làm cung điện Mùa Đông chính là tính đến vị trí tránh gió lạnh mùa đông. Theo một số người khác thì ở ngọn đồi có đình làng Dương Xuân Hạ có phủ Dương Xuân, vậy việc hứng gió mùa đông đó sẽ phải xử lý thế nào ? Chỉ có xoay lưng về hướng Bắc, hoặc Đông Bắc để tránh gió mùa đông thì lại không phù hợp với phong thủy –  một vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan luôn được chú ý của người phương Đông trong việc xây nhà. Cung điện Mùa Đông để tránh lụt, tránh lạnh, nếu theo ý kiến của một số người khác thì chức năng «cung điện Mùa Đông» không còn phù hợp.

Hình 3 : Đình làng Dương Xuân Hạ

Không khó để nhận diện khu vực gò Dương Xuân trên thực địa với kỹ thuật hiện nay, đó chính là vùng ấp Bình An thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Vùng Bình An đó còn được gọi là gò ấp Bình An, gò Hàm Long, Long Sơn. Phủ Dương Xuân cũng vì thế mà được xác định ở khu vực ấp Bình An này.

Hình 4: Vị trí ấp Bình An

Đan Dương

 

Các bài viết khác:
Vietravel
Khách sạn Midtown
Phú Đạt Gia