Trước đấy, nhà dân ngoài đô thành phát hoả. Liêm can rằng: “Đêm tối chúa sao lại khinh suất như thế. Rồng trắng mặc lốt cá, bị người đánh cá bắn chết, cố nhân đã răn rồi, xin chúa lưu ý.” Chúa cho là phải. Từ đấy chúa không đi đêm nữa.
Ở được mấy năm, Liêm xin về Quảng Đông. Chúa tặng tiễn rất hậu. Lại cho gỗ quí đem về làm chùa Trường Thọ. Từ đấy không sang nữa. Sau nhân thuyền buôn sang Nam, Liêm làm bài thơ tứ tuyệt, tự tình cung tiến và có lời dẫn, đại lược nói: Một sông bay khói, đường cắt tầng mây, tám độ chải xuân, tóc phơ như tuyết, đếm kỳ hạ[1] nhân gian, nhớ nhân duyên cõi biển.
Xa tưởng chiếu bồ trên ngọc điện, đã chứng tin tức núi Hoàng Mai[2]. Nay nhân lá thuyền sang sông rộng, bày tỏ tấm lòng rút (?) đất xa. Trăng theo nước trào, đưa tin, từ xa đến Thơ tặng ngoài cõi, tiếc không nói được dài.
THƠ RẰNG:
Phiên âm: Đông phong tân lãng mãn giang tần.
Tưởng kiến hồ sơn vũ lộ tân.
Tự thị dương hòa qui thảo mộc
Thái bình nhân túy hải thiên xuân.
Dịch nghĩa: Gió đông sách mới, sông hoa tươi.
Mưa móc hồ sơn khắp mọi nơi.
Dương hòa đầm ấm cho cây cỏ.
Người thái bình say xuân biển trời.
Còn các bài khác ở biên nguyên tập. Liêm trước tác có tập Ly lục đường thi, và tập Hải ngoại kỷ sự lưu hành ở đời. Khoảng năm Minh Mạng, Trương Hảo Hợp được phái đi Quảng Đông, đến chơi chùa, sư chùa ấy còn nói sự tích sư Thạch Liêm.
(QSQTN, Đại Nam Liệt Truyện tiền biên,bản dịch Viện Sử học, (Tập I), Nxb Thuận Hoá, Huế - 1993, tr, 193-195)
Nguyên văn:
Trích: Thạch Liêm, Đai Nam Liệt Truyện sơ tập, Q.6, tr. 24 a và tr.24b. (Tài liệu của NĐX)
[1] Kỳ hạ: Lệ các sư mỗi năm đến mùa hạ, họp từng sơn môn lại, trì giới hạnh kinh kệ gọi là kỳ hạ, mỗi lăm gọi là một hạ.
[2] Núi Hoàng Mai ở huyện Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc, Thiền tông thứ 6 là Hoàng Ân tu ở chùa núi Hoàng Mai cho nên Thiền tông thứ 6 gọi là Thiền tông Hoàng Mai. ,